Cái bánh của thằng hề

Một phần của tài liệu Ebook Câu chuyện hội họa (Trang 56 - 58)

Lúc ấy tên Hề đã bước tới chỗ tôi ngồi. Hắn bỗng giơ cánh tay gầy guộc lên cao và rút từ quãng không ra một bông hồng đỏ chói. Hắn đưa cho tôi. Tôi chìa tay ra nhận thì bông hồng biến mất. Tiếng vỗ tay vang lên bốn phía. Tôi nhìn hắn mỉm cười cảm ơn.

Hắn đã cho tôi một ảo tưởng đẹp, chỉ có thế thôi, bởi hắn chẳng có gì hơn.

Bắt hắn lấy từ quãng không ra một chiếc bánh thì cũng được đi, nhưng sợ lúc giơ tay thì bánh kia cũng tan biến như hoa.

...Tôi đã tự tay nhổ hết những cây hồng, cây cúc ở trong vườn, vì người ta bảo: bây giờ cần khoai và cần sắn. Không có gì phải thắc mắc về điều đó. Tôi biết rõ: tên Hề sẽ cày ruộng, trồng lúa khi đàn con hắn đói.

Hắn sẽ mài giáo và vót tên, khi xóm làng hắn lâm nguy.

Hắn sẽ hết là Hề. Nhưng chẳng bao giờ chịu đem trò chơi của mình để làm ra cơm và khí giới vì hắn biết rõ sự hư ảo của trò chơi đó.

... Trên con đường nghệ thuật câu chuyện thằng Hề đã cho tôi nhiều bài học. Nó đã cho tôi thấy rõ... một lời nói dối đẹp đẽ, có thể trở thành một sự bịp bợm thô bỉ.

Nghệ phẩm vốn là một “lời nói dối” mà kẻ làm ra và người thụ nhận đã cùng thỏa thuận và giao ước với nhau. Mất sự thỏa thuận đó thì trò đùa của tên Hề sẽ là điều bịp bợm, sự lừa đảo chỉ gây ra phẫn nộ và uất ức giống như vũng nước ảo ảnh trên bãi sa mạc.

Người ta không thể kết tội và lên án cái phần giả của bông hoa và vũng nước, bởi vì cái phần giả cũng là do cái phần thực mà có. Trước khi có một bông hoa giả thì đã phải có những bông hoa thực.

Trước khi có cái vật màu đỏ nở trên tay thằng Hề, thì vật đó đã có tên gọi là HOA. Phần siêu hình và phần nhập thế của nghệ thuật không thể tách rời phân biệt như cái thực và cái giả.

Phần nhập thế chỉ là một sự toan tính, một phác thảo, một ước muốn và cũng là một kỷ niệm. Sự xúc động nơi khán giả khi thấy bông hoa vừa xuất hiện, chỉ là xúc động của một niềm tin, niềm tin tạo ra ảo ảnh và ảo ảnh mang hình dáng một bông hoa đã có, không phải là bông hoa đang có. Trong giây phút giao động mơ hồ lẫn lộn giữa cái giả và cái thực, giữa sự tỉnh và cơn mê khán giả được dìu vào một thế giới của huyền diễm; và nhiệm màu thoát ra ngoài “cuộc đời nhìn thấy”[1] để trông rõ “cuộc đời đích thật”.

Khi sự thực hiện hình thì u ám và thô lỗ kéo tới; tính chất siêu nhiên tan biến và vẻ huyền diễm của nghệ thuật chẳng còn. Cái thực vì cái thực, cái thực trông thấy ở trong tác phẩm nghệ thuật, bao giờ cũng chỉ là một sự trơ trẽn, một lừa bịp và gây ra phẫn nộ. Bởi vì người làm nghệ thuật đã đơn phương hủy bỏ giao ước, đã bội tín.

Cái giả vì cái giả, chỉ là một vô nghĩa bởi nó không chứa chấp cái thực và như vậy cũng không thể gọi được nó là cái giả, đó chỉ là hư vô triệt để. Cái giả ở nghệ thuật phải là một sự toan tính mà không được phép là cái thực đang có. Nó chỉ là một hình dáng của cái thực đãcó và cái thực sẽ .

Chính thằng Hề đôi lúc cũng ước muốn hơn ai hết, có đủ quyền phép làm ra một chiếc bánh. Song hắn biết rõ: chiếc bánh của hắn mà có thể ăn no bụng thì trò vui của hắn tức khắc mất hết ý nghĩa.

Tôi nghĩ đó cũng là bản chất của nghệ thuật... Những tràng pháo tay hoan nghênh vừa nổi lên trong rạp xiếc. Tên Hề nghiêng mình cám ơn sự tán thưởng của khán giả.

Hắn hãnh diện vì tài năng của hắn đã tạo ra được niềm hoan lạc. Và niềm hoan lạc đó, cũng chỉ tạo được khi hắn đã chinh phục và dìu dắt khán giả đến trước một nhiệm màu của cái có, qua cái không hư ảo.

cười điên rồ trước sự vụng dại của một kẻ vô ý trượt chân ở ngoài đường lộ. Cái cười do bản năng, không thuộc trí tuệ.

Hắn chợt nghĩ: bông hoa kia sẽ trở nên phi lý và việc làm của hắn sẽ trở nên vô nghĩa nếu chẳng tạo được một niềm hoan lạc ngất ngây. Nhưng hắn vẫn hằng tin tưởng ở trò đùa của hắn. Sự im lặng của khán giả nếu có xảy ra thì chắc hắn sẽ phiền lòng. Nhưng hắn làm gì được. Hoặc là trò đùa của hắn tầm thường hoặc là khán giả chẳng có một ai còn biết vui đùa. Hắn sẽ đành chấp nhận như vậy.

... Nhưng tiếng vỗ tay đã nổi lên dồn dập vang động, sự vui sướng cuồng nhiệt của khán giả bao phủ chung quanh làm cho hắn cũng vui lây.

Mục đích đã đạt. Hắn đã tạo ra một niềm hoan lạc cho mọi người. Hắn chợt nhớ tới một điều mà bỗng trở nên ưu tư lo lắng. Hắn đang e sợ có kẻ sẽ chạy lên đòi hắn bông hoa không hề đang có.

Nhưng thật là may mắn. Những tiếng vỗ tay chấm dứt. Hắn bèn nghiêng mình một lần thứ hai để cảm ơn sự thông minh của khán giả.

Tôi nghĩ: niềm hoan lạc cũng là tiêu chuẩn của nghệ thuật.

Ngày nay việc làm nào cũng được người ta gọi là nghề nghiệp: nghề viết văn, nghề chữa bệnh, nghề thợ mộc, nghề vẽ tranh nhưng người ta vẫn ngượng ngùng khi muốn viết lên tờ giấy thông hành của tên Hề: nghề làm Hề. Người ta lúng túng, đôi co, cãi vã với nhau, vì không biết phải coi đó như là một việc làm đứng đắn hay là một trò đùa.

Người ta chào đón vồn vã tên Hề, khi cơm no rượu say; người ta chửi rủa xua đuổi nó, khi dạ dày đã lép.

Và bởi vậy tên Hề vẫn mang chiếc thông hành vô nghề nghiệp.

Thực ra, hắn chẳng thắc mắc gì về điều đó, hắn chẳng hoài nghi công việc hắn làm. Cứ trông kỹ cái dáng điệu của hắn thì đủ hiểu.

Hắn cử động khoan thai, cung kính như một bậc chân tu đang hành lễ. Hắn bình tĩnh, tỉ mỉ như một nhà khoa học đang nghiên cứu, thí nghiệm. Hắn chuyên cần, chăm chỉ như bác nông phu đang cày ruộng.

Hắn trịnh trọng nghiêm trang với đủ mọi lễ nghi để tạo ra một niềm vui.

Hành động của hắn không phải là một trò đùa. Hoan lạc được nuôi dưỡng trong một không khí tôn nghiêm và nhiệm màu đến độ trí tuệ ngất ngây.

Tôi tin đó là giá trị nghệ thuật.

Người ta có thể bảo thằng Hề làm ra một chiếc bánh thay cho bông hoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhưng đời đời sẽ tuyệt vọng nếu cứ khăng khăng đòi chiếc bánh có hình mà vô thể của hắn. Chúng ta phải ghi nhớ điều giao ước và giữ đúng lời cam kết. Tất cả sự thực chỉ ở đó và do đó. Phá bỏ giao ước là đi đến tuyệt vọng và phẫn nộ và là đi tới hư vô tích cực, và triệt để; là tránh xa và rời bỏ sự thực.

Chỉ có thể tỉnh táo đi vào giấc mơ mới có thể cầm được chiếc bánh của thằng Hề. Tôi tin tưởng đó cũng là thái độ thưởng ngoạn nghệ thuật.

1966

Tác phẩm nghệ thuật là phương tiện để giúp ta nhìn thấy cuộc đời “đích thực”. Nghĩa là nhìn thấy cuộc đời không qua những quy định, cuộc đời không do ý niệm. Không do cái “ngã” đã được tạo nên bởi thời gian. Phải thoát ra ngoài thời gian tâm lý mới có cái nhìn thật sự.

Trí tuệ giống như kỹ thuật. Thu góp kinh nghiệm sống là cần; nhưng không đủ để thông cảm với cuộc sống. Chúng ta phải quên đi cái trí tuệ như quên kỹ thuật.

[1]

Một phần của tài liệu Ebook Câu chuyện hội họa (Trang 56 - 58)