Hình và bóng

Một phần của tài liệu Ebook Câu chuyện hội họa (Trang 92 - 93)

Phòng vẽ của tôi rất chật hẹp. Nói cho đúng chỉ là một góc cái phòng ngủ, thu xếp lại để có chỗ vẽ tranh.

Người nào không khó tính lắm, tôi mới dám mời lên xem tranh. Một vài anh bạn họa sĩ quen thân đã gọi chỗ vẽ nhỏ bé ấy là cái bàn thờ ông Địa.

Cũng do sự chật chội nên mỗi khi vẽ xong bức tranh, tôi thường đem treo ở nơi phòng khác. Trước hết là cho có chỗ vẽ, sau nữa được nhìn lại bức vẽ ở một chỗ rộng rãi đủ tầm nhìn, đủ ánh sáng hơn. Ngoại trừ tôi, nhà tôi là người xem tranh tôi nhiều nhất. Phòng khách có cửa thông sang căn bếp nên vừa nấu ăn, vừa chạy qua chạy lại xem tranh. Có khi đang mải mê ngắm tranh, mà nghe tiếng nồi canh sôi sục trong bếp là nàng bị cụt hứng tạm ngưng. Nồi canh vẫn thiết thực và hiện thực hơn sự thưởng ngoạn nghệ thuật.

Bùi Xuân Phái vẽ Thái Tuấn 1979

Song may mà có nàng chịu khó xem tranh tôi nên tôi cũng được đôi chút hãnh diện. Những bức tranh tôi vẽ khuôn khổ khá lớn đem treo nơi phòng khách, có khi cả tháng trời, khách khứa bạn bè lui tới thăm hỏi mà tuyệt nhiên chẳng ai nhìn thấy tranh. Câu chuyện qua lại, người thì hỏi thăm cái nền nhà mới lát gạch, kẻ thì khen bộ bàn ghế mới sắm. Tranh vẽ ra chẳng ai xem, thật đáng buồn.

Tôi bỗng nảy ra một mưu kế. Phòng khách có tất cả hai bức. Một bức tôi treo lệch lạc, bức kia tôi treo lộn ngược.

Quả nhiên từ bác thợ sửa ống nước đến vị thầy thuốc gia đình và đến các văn nhân tài tử đến chơi, ai cũng nhìn thấy tranh.

Vấn đề đẹp xấu, nghệ thuật hay không là chuyện khác. Tôi nghĩ nếu tôi là nhà chép sử về hội họa tôi sẽ viết rất ngắn gọn, cô đọng.

Lịch sử hội họa chia làm ba giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất: Hội họa có hình ảnh sự vật nhìn thấy. Đây là cái cây, đây là cái nhà và kia là người.

Giai đoạn thứ nhì: Vẽ cái này người ta nhìn ra cái nọ. Thôi thì loại bỏ hết. Cây cối nhà cửa người ngợm vắng bóng trong tranh. Chỉ giữ lại đường ngang nét dọc, màu xanh sắc đỏ.

Giai đoạn thứ ba: Cho luôn tất cả, sắc màu đường nét đi chơi chỗ khác. Trả lại cho nền vải, tờ giấy sự trong trắng trinh nguyên. Nghệ thuật sẽ tựa như con người đã trút bỏ thân xác, để cái hồn được tự do bay lượn rong chơi.

Sách vở cũng đã dạy: Nghệ thuật và cái đẹp ở khắp nơi. Ở đóa hoa vừa nở, ở bông hoa đang tàn, ở dòng sông trái núi, ở những bức tường loang lổ rêu phong. Và cũng còn ở cả cái bình dùng đi tiểu.[1]

Chỉ việc lượm nhặt đem trưng bày cho công chúng chiêm ngưỡng.

nghệ thuật thì chắc chắn khách chưa đủ công phu luyện tập, kinh kệ biếng nhác.

Thật ra, nếu ai cũng được trời ban cho bộ óc minh mẫn và lòng kiên nhẫn, có đọc những pho sách ấy, chắc cũng đến phát khùng, ngôn ngữ, chữ nghĩa đã quá phức tạp mà lời lẽ lại bí hiểm. Như dẫn dắt người đọc vào mê hồn trận. Có thể những người viết ra cũng không hiểu mình nói gì. Tựa người mộ đạo nhắc đọc lời kinh kệ.

Viết tới đây tôi chợt nhớ ra những công án về thiền. Có người đệ tử hỏi: “Phật ở đâu?” Vị thiền sư chỉ vào cái que gắp phân. Đệ tử bỗng ngộ ra.

Tôi nghĩ sự sáng tác khác với việc minh họa hay rao giảng những lý thuyết về nghệ thuật. Đành rằng Phật và cái Đẹp ở khắp nơi nơi song sáng tạo là tạo cho hồn một cái xác đẹp.

[1]

Một phần của tài liệu Ebook Câu chuyện hội họa (Trang 92 - 93)