Tỷ lệ an toàn vốn theo BaselII

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL IIĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598658-2537-013334.htm (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.2.2.Tỷ lệ an toàn vốn theo BaselII

2.2. TỔNG QUAN YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL II

2.2.2.Tỷ lệ an toàn vốn theo BaselII

Theo ủy ban Basel, hệ số an toàn vốn tối thiểu được hiểu là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Hệ số này có thể được sử dụng để ước tính khả năng thanh toán của ngân hàng đối với các khoản cho vay quá hạn cũng như khả năng chịu đựng các rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng. Đảm bảo an tồn cho hoạt động của ngân hàng cũng như quyền lợi của người gửi tiền.

Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước về vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể sẽ mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên điều

21

quan trọng hơn là hàng loạt các tác động hoạt động và các thách thức về quản lý rủi ro Basel II có thể mang đến cho các ngân hàng, đối thủ cạnh tranh phi ngân hàng, khách hàng, cơ quan đánh giá và cuối cùng là các thị trường vốn toàn cầu của họ.

Với Basel II, ủy ban Basel đã từ bỏ phương pháp luận “một kích thước phù hợp với tất cả” (“one size fits all”) của hiệp ước về vốn năm 1988 về việc tính tốn u cầu vốn pháp định nhỏ nhất và giới thiệu khái niệm “3 cột trụ” (three pillar concept) mà tìm kiếm để liên minh các yêu cầu pháp định với các nguyên tắc kinh tế của quản lý rủi ro. Basel II giới thiệu một chuỗi các cách tiếp cận rủi ro tín dụng phức tạp và tập trung mới vào rủi ro vận hành. Basel II sử dụng khái niệm “three pillars”- (1) Yêu cầu vốn tối thiểu, (2) rà soát giám sát, (3) nguyên tắc thị trường.

Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu được tính theo cơng thức:

.................................................. ............. T ng v n t có (C)ổ ố ự

T l an toàn v n t i thi u (CAR) = —— ỷ ệ ố ố ể -----, , —~~x x 100%

Tài s n có r i ro (RWA)ả ủ

Việc tính tốn CAR, các định nghĩa về vốn ở phần tử số bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 như Basel I. Phần mẫu số có sự thay đổi đáng kể, hệ số rủi ro của tài sản còn xét đến độ hệ số rủi ro trong mỗi loại tài sản và hệ số tín nhiệm của từng loại khách hàng.

Hệ số rủi ro được quy định từ 0% đến 150%. Ngoài ra, phần mẫu số khơng chỉ có tổng tài sản có điều chỉnh theo hệ số rủi ro mà còn bao gồm 12,5 lần tổng vốn quy định cho rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Do đó yêu cầu vốn theo Basel II càng chặt chẽ hơn.

Vốn cấp 1 (vốn nòng cốt) bao gồm: vốn điều lệ; quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; quỹ đầu

tư phát triển nghiệp vụ; quỹ dự phịng tài chính; Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định; Lợi nhuận chưa phân phối, thặng dư vốn cổ phần. Ngoài ra, các khoản loại trừ khỏi vốn cấp 1 như: lợi thế thương mại, lỗ lũy kế và cổ phiếu quỹ. Vốn cấp 2 (vốn bổ sung) bao gồm: các quỹ khác được trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành); 50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo

Mốc ban hành Thời gian bắt đầu áp dụng Cơng thức tính CAR

quy định của pháp luật; 45% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật; 80% dự phòng chung theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phịng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; cơng cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ do ngân hàng phát hành; nợ thứ cấp do ngân hàng phát hành, ký kết đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Ngoài ra, các khoản loại trừ khỏi vốn cấp 2 như: Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục “80% dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có” và 1,25% của “Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng”.

Đến nay, thơng tư 41/2016/TT-NHNN về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu này hiện đang là 8%, giống như chuẩn mực Basel II mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến ở những điểm nổi bật như: Khi tính tốn tỉ lệ an tồn vốn tối thiểu, các ngân hàng phải xét đến hai loại vốn: vốn cấp 1 và vốn cấp 2, trong đó vốn cấp 1 được coi là có độ tin cậy và an tồn cao hơn. Ngồi yêu cầu đảm bảo cho CAR từ 8% trở nên, các ngân hàng còn phải đảm bảo tổng vốn cấp 2 không được vượt quá 100% vốn cấp 1. Tỷ lệ vốn tối thiểu quy định mức 8% và cơng thức tính toán hệ số CAR theo Basel II tại Việt Nam như sau:

C

CAR = RWA + 12.5 x (KOR + KMR) x 100%

Trong đó:

C: vốn tự có;

RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng; KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động; KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.

Basel

I 1988 1992

„ . Vốn tự có

CAR = ■ -τ.. , ..T

Tài sản có rủi ro (RWA)

Basel

II 2004 2006

(ΛJ,> __________________________(vốn tự có)___________________________ RWA Rủi ro tín dụng+RWA Rủi ro hoạt động+RWA Rủi ro thị trường

≥8% Basel III 2010 01/2013- 01/2019 CAR ________ ___________________∕ct ly°i . „ ................................ ..................... RWA Rủi ro tín dụng+RWA Rủi ro hoạt động+RWA Rủi ro thị trường

cách tốt nhất, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh xu hướng quốc tế hóa xu hướng nền kinh tế hiện nay. Hệ số an toàn vốn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một ngân hàng hoạt động hiệu quả, đặc biệt là các hoạt động cho vay. Hệ số an tồn vốn có ý nghĩa như tỷ lệ đòn bẩy. Tỷ lệ này giúp khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của ngân hàng với khả năng tự vệ từ vốn tự có và đánh giá khả năng thích ứng của ngân hàng đối với các rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động. Dựa vào hệ số này cũng giúp tạo ra sự công bằng khi đánh giá rủi ro giữa các ngân hàng thương mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL IIĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598658-2537-013334.htm (Trang 36 - 41)