Gợi ý cho các NHTM về tốc độ tăng trưởng GDP

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL IIĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598658-2537-013334.htm (Trang 109 - 110)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2. GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ

5.2.6. Gợi ý cho các NHTM về tốc độ tăng trưởng GDP

Nghiên cứu đã cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Mặc dù biến vĩ mơ này thường nằm ngồi tầm kiểm soát của các NHTM, song các ngân hàng vẫn cần chủ động đối phó với những thay đổi của kinh tế vĩ mơ nhằm bảo tồn tài sản của mình. Do đó, đề tài xin đưa ra gợi ý rằng, bên cạnh nhiệm vụ tăng cường năng lực quản trị, các ngân hàng thương mại phải luôn sẵn sàng, đặc biệt quan tâm, thường xuyên đánh giá, theo dõi tình hình biến động của các chỉ tiêu vĩ mô trong thời gian tới. để chủ động ứng phó với các cú sốc kinh tế. Từ đó, đưa ra chính sách linh hoạt để đạt hiệu quả như mong muốn, đảm bảo quá trình hoạt động vẫn mang lại lợi nhuận cao, bảo tồn được các tài sản có của ngân hàng và dự báo được các khoản trích lập dự phịng phù hợp.

5.2.7. Gợi ý cho các NHTM về tỷ lệ lạm phát

Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, mức độ lạm phát CPI được duy trì ở mức cho phép mới là cơ sở để xác định nền kinh tế của quốc gia đã ổn định. Các NHTM phải tuân thủ theo những quy định cũng như chính sách di trì mức lạm phát ổn định từ NHNN. Để di trì một mức lạm

phát ổn định, NHNN chủ chốt đang cân nhắc rút dần chính sách tiền tệ nới lỏng theo hướng cắt giảm dần các gói hỗ trợ tài chính, nhưng có vẻ vẫn duy trì chính sách lãi suất thấp thêm một thời gian.

5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 5.3.1. Hạn chế của đề tài

Đề tài thực hiện với bộ dữ liệu của 25 NHTM tại Việt Nam có số liệu xuyên suốt trong giai đoạn 2010 - 2020, chưa bao quát được tất cả các NHTM tại Việt Nam để có một kết quả bao quát và chính xác hơn đối với tồn bộ hệ thống NHTM Việt Nam. Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên đề tài vẫn còn một số điểm hạn chế mà các nghiên cứu sau có thể phát triển thêm như: Nghiên cứu chưa phân loại được các ngân hàng thuộc khu vực có sở hữu vốn nhà nước và ngân hàng tư nhân. Do đó, chưa đánh giá được chính xác quy mơ lớn nhỏ của các ngân hàng trong việc phân tích ảnh hưởng của vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Mơ hình nghiên cứu chỉ đưa ra 07 yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động, trong khi còn một số yếu tố khác có tác động đến hiệu quả hoạt động nhưng chưa được đưa vào mơ hình như: tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, chênh lệch lãi suất, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng, tuổi của ngân hàng, v.v. Vì vậy, các biến độc lập trong nghiên cứu có thể chưa phản ánh tồn bộ các nguyên nhân tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL IIĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598658-2537-013334.htm (Trang 109 - 110)