MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL IIĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598658-2537-013334.htm (Trang 63)

3.3.1. Mầu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và các tài liệu khác có liên quan từ năm 2010 đến năm 2020 của 25 NHTMCP tại Việt Nam, danh sách các NHTM trong mẫu nghiên cứu trình bày tại phụ lục 1.

3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp để đo lường biến phụ thuộc và biến độc lập thuộc nhóm yếu tố vi mô thuộc về NHTM, được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán từ năm 2010 đến năm 2020 của 25 NHTMCP tại Việt Nam, đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; và dữ liệu thứ cấp để đo lường các biến độc lập thuộc nhóm yếu

tố vĩ mô, được thu nhập từ các tổ chức chính thức có liên quan trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2020.

Nguồn dữ liệu đối với biến phụ thuộc và các biến độc lập thuộc nhóm yếu tố vi mô thuộc về NHTM: VietstockFinance (finance.vietstock.vn) - Hệ thống công cụ đầu tư chứng khoán, cơ sở dữ liệu vĩ mô - tài chính - chứng khoán được phát triển theo phương

châm “toàn diện nền kinh tế - mọi góc độ doanh nghiệp”. Nguồn dữ liệu đối với các biến

độc lập thuộc nhóm yếu tố vĩ mô: Tổng Cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Bộ dữ liệu nghiên cứu của đề tài được trình bày chi tiết tại phụ lục 2.

3.3.3. Công cụ nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu bảng (Panel

data) với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và phần mềm Stata 14.0.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.4.1. Phương pháp định tính 3.4.1. Phương pháp định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để (i) tiếp cận và phân tích những

lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động, cơ sở lý thuyết về yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel

II đến hiệu quả hoạt động, (ii) lược khảo và thảo luận các nghiên cứu trước tại Việt Nam

và các quốc gia khác về yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động, (iii) thiết kế mô hình nghiên cứu và luận giải các giả thuyết nghiên cứu cho từng biến độc lập

với biến phụ thuộc và (iv) thảo luận kết quả nghiên cứu, rút kết luận và đưa các gợi ý, khuyến nghị có liên quan.

3.4.2. Phương pháp định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu xu hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam, bao gồm các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể như sau: thống kê mô tả (Descriptive Statistics), phân tích ma trận tương

quan (Correlation Analysis) và phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data Regression), trong đó:

3.4.2.1. Phân tích thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng nhằm cung cấp thông tin khái quát về các biến trong mô hình nghiên cứu, các chỉ tiêu thống kê mô tả bao gồm: giá trị trung bình (Mean),

giá trị nhỏ nhất (Mininum), giá trị lớn nhất (Maxinum), độ lệch chuẩn (Standard deviation) và số quan sát (Observations).

3.4.2.2. Phân tích ma trận tương quan

Phân tích ma trận tương quan dùng để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập

với các biến phụ thuộc, cũng như mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Kết quả ma trận tương quan bước đầu đánh giá được sơ bộ mối quan hệ giữa biến độc lập và

biến phụ thuộc. Trong trường hợp các biến độc lập có tương quan với nhau rất cao, cụ thể trường hợp hệ số ma trận tương quan giữa các biến giải thích lớn hơn 0.8. Khi đó, mô hình có khả năng đa cộng tuyến cao. Có ba cách có thể áp dụng để xử lý hiện tượng

46

đa cộng tuyến: (i) bỏ biến có mức độ tương quan cao với biến số khác, (ii) sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính, và (iii) không làm gì; trong đó, phương pháp thứ hai đặc biệt hiệu quả khi xử lý các mô hình có nhiều biến độc lập.

3.4.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng

Phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng để kiểm định xu hướng và mức độ tác động của các yếu tố cũng như yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động

tại các NHTM Việt Nam, sử dụng mô hình bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least

Square - Pooled OLS), mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model - FEM) và mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM). Nghiên cứu tiến hành so sánh giữa 02 mô hình Pooled OLS và FEM với giả thuyết H0: Lựa chọn mô hình Pooled OLS; sử dụng kiểm định Hausman để so sánh giữa 02 mô hình

FEM và REM với giả thuyết H0 : Lựa chọn mô hình REM.

Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định t hoặc kiểm định F với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% để xác định

mức độ tin cậy về ảnh hưởng của các biến độc lập và biến kiểm soát, và căn cứ hệ số β để giải thích xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến này đến biến phụ thuộc.

❖ Kiểm định đa cộng tuyến

Để kiểm định xem các biến có quan hệ tuyến tính lẫn nhau hay không, tác giả kiểm định các biến bằng cách phân tích hồi quy tuyến tính. Dựa vào kết quả kiểm định, tác giả xem xét hệ số VIF lớn hơn hay nhỏ hơn 10. Nếu biến có giá trị VIF nhỏ hơn 10 thì các biến trong mô hình không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hồi quy, không gây ra hiện tượng đa cộng tuyến. Ngược lại, biến có giá trị VIF lớn hơn 10 thì chắc chắn mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Nếu phương sai sai số thay đổi thì ước lượng của mô hình hồi quy nhỏ nhất Pooled

OLS không mang lại kết quả chính xác và các ước lượng theo phương pháp Pooled OLS

vẫn là các ước lượng tuyến tính nhưng hệ số hồi quy có mức độ tin cậy thấp. Với giả thiết:

HO: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi HI: Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Nếu kết quả p-value < α thì bác bỏ HO, chấp nhận HI và ngược lại, p-value lớn hơn 100% thì chấp nhận HO, bác bỏ H1. Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số xảy ra thì sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS).

❖ Kiểm định tự tương quan

Kiểm định tự tương quan sẽ kiểm tra hiện tượng tự tương quan của các biến trong

mô hình. Khi có hiện tượng tự tương quan, các ước lượng của mô hình theo phương pháp

OLS vẫn là ước lượng tuyến tính nhưng không phải là ước lượng hiệu quả. Với giả thiết:

HO: Không có hiện tượng tự tương quan H1: Có hiện tượng tự tương quan

Nếu kết quả p-value nhỏ < α thì bác bỏ HO, chấp nhận H1 và ngược lại, p-value> α thì chấp nhận HO, bác bỏ H1

Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp thống kê momen tổng quát (GMM) để khắc phục hiện tượng biến nội sinh xảy ra trong nghiên cứu nhằm đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của ước lượng thu được. Để kiểm định tính phù hợp kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM, ta có thể sử dụng một số kiểm định như: kiểm định

Sargan (hay Hansen) và kiểm định Arellano-Bond (AR). Kiểm định Sargan được dùng để xác định sự phù hợp của các biến công cụ trong mô hình GMM. Đây là kiểm định giới hạn về nội sinh của mô hình.

48

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã xác định sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của Phạm Thị Thảo Linh (2019); Lotto, J. (2018); Nguyễn Thị Hiền (2020), khóa luận tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu với các biến được lựa chọn bao gồm: biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động (ROAit và ROEit) và các biến độc lập tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng được đánh giá qua tỉ lệ an toàn vốn (CARit), quy mô ngân hàng (SIZEit), tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAPit), tỷ lệ tổng cho vay trên tổng tiền gửi (LOANDEPit), nợ xấu (NPLit), tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm (GDPt) và tỷ lệ lạm

phát (INFt). Các giả thuyết cũng được đưa ra để dự báo khả năng tác động cùng chiều hay ngược chiều của các yếu tố vĩ mô và vi mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Khóa luận sử dụng bộ dữ liệu từ báo cáo tài chính của 25 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14.0, lần lượt so sánh các phương pháp ước lượng. Dựa trên kết quả kiểm định và đặc điểm của mô hình có biến nội sinh, khóa luận tiến hành sử dụng phương pháp ước lượng GMM để ước lượng tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II cũng như các yếu tố khác đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam cũng như mức độ tác động của các yếu tố. Sau đó, dựa trên kết quả hồi quy khóa luận đưa ra ý kiến thảo luận ở chương 4.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương 4 sẽ tóm lược thực trạng hiệu quả hoạt động và thực trạng yêu cầu vốn tối thểu của các NHTM Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với chuẩn quốc tế Basel II, thực hiện các kiểm định cần thiết của mô hình, cũng như trình bày kết quả phân tích tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương

mại Việt Nam thông qua phương pháp GMM.

4.1. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐITHIỂU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THIỂU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020

4.1.1. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Có thể nói giai đoạn từ 2010 đến nay, hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung

và họat động của các NHTMCP nói riêng chịu tác động ảnh hưởng không nhỏ từ những khó khăn của nền kinh tế trong bối cảnh chung của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong những năm qua, mặc dù hoạt động trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăn từ kinh tế vĩ mô của đất nước. Song hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, xét về mặt lượng, có mức độ tăng trưởng cao về quy mô hoạt động và hệ thống mạng lưới hoạt động. Điều này, phản ánh trên 03 phương diện chính: (1) Quy mô hoạt động tăng trưởng và mở rộng, (2) Hoạt động huy động vốn và tín dụng tăng trưởng cao và thị phần mở rộng, (3) Phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong hoạt động hoàn thiện hơn, phổ biến, đồng bộ và mang lại hiệu quả hoạt động cao. Tuy nhiên do tác động của khủng hoảng tài chính tòan cầu và những khó khăn từ nền kinh tế vĩ mô, hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và của các NHTMCP nói riêng gặp không ít khó khăn làm xuất hiện và bộ lộ không ít những tồn tại hạn chế, không chỉ cần có những giải pháp khắc phục mà trong trung dài hạn, cần thực tốt quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng đối với toàn hệ thống ngân hàng chuyển từ tăng

50

trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng về mặt số lượng (như trước đây) sang tăng trưởng theo chiều sâu, tăng trưởng chất lượng, hiệu quả và bền vững.

1.40% 18.00% 1.20% 1.00% 0.80% 0.60% 16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 0.40% 4.00% 0.20% 2.00% 0.00% --- 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 _RQE —RQA

Hình 4.1: ROA, ROE của các NHTM giai đoạn 2010-2020

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước

Trong giai đoạn 2010 - 2020, chỉ số ROA bình quân cao nhất ở mức 1,16% vào năm 2010 và thấp nhất ở mức 0,58% năm 2015. Từ mức cao 1,16% năm 2010, chỉ số ROA biến động giảm liên tục từ 1,1% năm 2011 xuống 0,58% năm 2015 và tăng nhẹ trở

lại từ năm 2016; đạt 1,09% năm 2019. Nhìn tổng thể, xu hướng chung chỉ số ROA của các NHTM là giảm qua các năm từ 2009 - 2015 và có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2016 - 2019. Năm 2020, lại có xu hướng giảm nhẹ ở mức 0.96%.

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ năm 2010 - 2015 xu hướng chung ROE của các NHTM là giảm qua các năm, trung bình đã giảm từ 15.87% năm 2010 xuống 8.2% vào năm 2015. Đây là kết quả tất yếu của việc tăng trưởng tín dụng thấp, ứ đọng vốn, chi phí trích lập dự phòng cao, giảm chênh lệch lãi suất cho vay và huy động.

Trong giai đoạn 2010 - 2015, các NHTM thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” và xử lý nợ xấu theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên lợi nhuận của các NHTM có xu hướng giảm rõ rệt. Giai đoạn 2015 - 2019, ROE của các NHTM tăng trở lại và đạt 16,65% năm 2019. Quyết định số 1058/QĐ-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” đã giúp các NHTM định hướng hoạt động để gia tăng hiệu quả.

Giai đoạn 2019 - 2020, ROA và ROE giảm từ mức cao nhất lần lượt từ 1.09% và 16.65% năm 2019 chạm mức 0.96% và 12.11% năm 2020. Tại Việt Nam, dịch Covid- 19 chính thức được ghi nhận từ đầu tháng 2/2020. Song, tác động lớn nhất của dịch bệnh

này đến kinh tế - xã hội nói chung, hoạt động của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng nói riêng bắt đầu từ giữa tháng 2/2020, đặc biệt nghiêm trọng trong tháng 3 tháng 4 và nửa đầu tháng 5/2020 (đây là khoảng thời gian cả nước thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách lý xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ).

Một trong những mối lo lớn của ngành ngân hàng trong năm 2020 đến nay là sự phình to của khối nợ xấu, đặc biệt là khối nợ xấu tiềm ẩn đang được “che đậy lại” dưới “lớp vỏ” cơ cấu lại nợ. Bởi vậy, trước mắt các ngân hàng cần đặt vấn đề kiểm soát rủi ro

nợ xấu lên hàng đầu. Nhằm chủ động giúp khách hàng và người dân khắc phục khó khăn

do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành Ngân hàng đã vào cuộc rất sớm và ban hành hàng loạt chính sách, trong đó 2 văn bản quan trọng là Thông tư 01/2020/TT-NHNN (ngày 13/3/2020) và Chỉ thị 02/CT-NHNN (ngày 31/3/2020) chỉ đạo các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. NHNN cũng đã 3 lần điều chỉnh giảm mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5% đến 2,0%/năm lãi suất điều hành (là một trong các ngân hàng trung ương có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực), giảm 0,6 đến 1,0%/năm

trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-

52

19 với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng số phí dịch

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL IIĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598658-2537-013334.htm (Trang 63)