Ma trận tươngquan mơ hình 2 ROE

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL IIĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598658-2537-013334.htm (Trang 77 - 79)

Variable VIF 1/VIF

SIZE 2.46 0.406

CAP 2.45 0.409

59

Dựa vào Bảng về ma trận tương quan giữa ROE và các biến, có thể thấy các biến độc lập bao gồm: Quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ tổng cho vay trên tổng tiền gửi (LOANDEP) có tác động cùng chiều đến ROE. Ngược lại, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), nợ xấu (NPL) và tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) có tác động ngược chiều đến ROE.

Biến độc lập CAR có tương quan âm với biến phụ thuộc ROE là 0.295 với mức ý nghĩa 1%, nhưng khơng có tương quan với ROA. Nhìn chung, an tồn vốn tối thiểu có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Điều này đồng nghĩa một hệ số CAR cao cho thấy ngân hàng đang hoạt động quá thận trọng và bỏ qua những cơ hội hoạt động hiệu quả sinh lợi tiềm năng.

Biến độc lập SIZE có tương quan dương với biến phụ thuộc ROA và ROE lần lượt là 0.127 và 0.464 với mức ý nghĩa 5% và 1%, cho thấy quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Điều này đồng nghĩa quy mơ ngân hàng càng lớn sẽ giúp ngân hàng có nhiều cơ hội hoạt động hiệu quả hơn.

Biến độc lập CAP có tương quan dương với biến phụ thuộc ROA là 0.287 và tương quan âm với biến phụ thuộc ROE là 0.151 với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5% cho thấy vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động tương đối mạnh với hiệu quả hoạt động.

Biến độc lập LOANDEP có tương quan dương với biến phụ thuộc ROA và ROE lần lượt là 0.292 và 0.312 với cùng mức ý nghĩa là 1%, cho thấy tổng cho vay trên tổng tiền gửi có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Biến độc lập NPL có tương quan âm với biến phụ thuộc ROE là 0.191 với mức ý nghĩa là 1%, cho thấy tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Điều này có thể lý giải rằng, nợ xấu càng cao sẽ khiến ngân hàng tăng rủi ro vỡ nợ và hoạt động kém đi.

60

Biến độc lập GDP không tương quan với hai biến đại diện hiệu quả hoạt động, trong khi đó biến độc lập INF có tương quan dương tương đối mạnh với biến phụ thuộc ROA là 0.163 với mức ý nghĩa 1%.

Nhìn chung, kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan từ hai bảng trên cho thấy, các biến đại diện hiệu quả hoạt động ngân hàng (ROA và ROE) đều có quan hệ tương quan với tất cả các biến độc lập ở mức độ khác nhau. Kết quả bảng hệ số tương quan giữa các biến cho thấy mối quan hệ giữa các biến đều ở mức cho phép. Giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan của các biến đều nhỏ hơn 0.7. Trong đó, hệ số tương quan cao nhất là 0.65 giữa SIZE và CAP, hệ số tương quan này cho tác giả một sự nghi ngờ về cộng tuyến giữa SIZE và CAP; sự nghi ngờ cộng tuyến này sẽ được xác định rõ trong kiểm định cộng tuyến VIF.

Tương quan giữa các biến độc lập với nhau và kiểm định đa cộng tuyến

Để chắc chắn rằng hiện tượng đa cộng tuyến không xuất hiện trong mơ hình, nghiên cứu tiến hành thực hiện kiểm định chỉ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Kết quả được trình bày trong Bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL IIĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598658-2537-013334.htm (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w