Thống kê mô tả các biến

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL IIĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598658-2537-013334.htm (Trang 72 - 75)

Nguồn: Xử lý từ số liệu BCTC và BCTN của các NHTM thông qua Stata 14.0

Căn cứ vào Bảng, tất cả các biến trong mơ hình nghiên cứu đều là dữ liệu dạng bảng cân bằng, có 275 quan sát từ 25 NHTM trong thời gian 11 năm. Kết quả thống kê mơ tả từng biến như sau:

Đối với nhóm biến đại diện hiệu quả hoạt động (ROA và ROE): Nhìn vào bảng bên trên, bước đầu ta có thể dễ dàng nhận thấy giá trị ROA và ROE trung bình của các ngân hàng tại Việt Nam lần lượt là 0.9% và 10.3%. Trong đó ngân hàng SGB vào năm 2010 có ROA cao nhất là 5.5% và ngân hàng TPB vào năm 2011 có tỷ lệ ROA thấp nhất là -6%. Mặt khác, chỉ số ROE trong giai đoạn này có giá trị giá trị lớn nhất là 29.6%

vào năm 2020 thuộc về ngân hàng VIB và ngân hàng TPB tiếp tục có giá trị nhỏ nhất là -56.3% vào năm 2011. Độ lệch chuẩn tương đối cao 8.4% biểu hiện cho mức độ biến thiên đáng lưu ý, do khả năng sinh lời không đồng đều giữa các NHTM Việt Nam khi

mà phần lớn thị phần thuộc về các NHTM vốn nhà nước có vốn lớn và năng lực chênh lệch nhiều so với NHTM nhỏ và vừa. Hoạt động kém hiệu quả năm 2011 dẫn đến hậu quả TPBank lỗ lũy kế và thặng dư vốn âm kéo dài. Năm 2011, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 1.371 tỷ đồng khiến hai chỉ số ROA và ROE của ngân hàng TPB có giái trị âm.

Đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR): Giá trị trung bình của biến CAR

trong

mẫu nghiên cứu khá cao 13.8% với độ lệch chuẩn là 4.6%. Trong đó, ngân hàng TPB có hệ số CAR lớn nhất là 40.2% trong năm 2012 và hệ số CAR thấp nhất là 0.8% ngân hàng

SEA năm 2011. Cho thấy các NHTMCP Việt Nam duy trì một mức độ vốn khá an tồn trong giai đoạn vừa qua để phòng tránh rủi ro. Điều này có thể lý giải rằng, sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1997-1998 bắt nguồn từ chính khu vực Đơng Nam Á, các cơ quan quản lý ngành ngân hàng và lãnh đạo các ngân hàng đã ý thức được các mối nguy hại khi sức khỏe và năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính - đại diện chính bởi các ngân

hàng - không tốt. Để nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo an tồn hệ thống, việc duy trì mức độ an tồn vốn cao là cần thiết.

Đối với quy mô ngân hàng (SIZE): Quy mơ ngân hàng có độ biến động trong

khoảng từ giá trị 15.92 tới giá trị 21.14, với giá trị trung bình của cỡ mẫu 18.5; ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 1.16. Dữ liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn không

lớn hơn so với giá trị trung bình. Nhìn chung quy mơ của các ngân hàng tăng qua các năm, với giá trị lớn nhất là hơn 1,52 triệu tỷ đồng thuộc về ngân hàng BIDV vào năm 2020 và giá trị thấp nhất là hơn 8.2 nghìn tỷ đồng thuộc về BVB vào năm 2010. Bảng cũng cho thấy sự chênh lệch rất lớn về quy mơ giữa các NHTM Việt Nam. Tính đến hết 31/12/2020, tổng tài sản của các ngân hàng đạt hơn 11 triệu tỷ đồng, tăng 11,3% so với thời điểm cuối năm 2019. Trong năm 2020, BIDV, Vietinbank và Vietcombank là 03 ngân hàng dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng tổng tài sản với tổng tài sản

ROA CAR SIZE CAP LOANDEP NPL GDP INF

ROA 1.00

0

56

lần luột là 1,52 triệu tỷ đồng (tăng 1,8%), 1,34 triệu tỷ đồng (tăng 8,1%) và gần 1,33 triệu tỷ đồng (tăng 8,6%).

Đối với tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP): Vốn ngân hàng được đại

diện bằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản trong dữ liệu nghiên cứu cũng có sự phân bố rộng đạt trung bình là 9,4% với độ lệch chuẩn 4.1%. Vốn thấp nhất là ngân hàng BID với tỷ lệ CAP là 4.1% nguyên nhân chính là tổng tài sản của ngân hàng này tăng đều qua

các năm tuy nhiên việc tăng vốn (chủ yếu là vốn điều lệ) gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ vốn cao nhất là ngân hàng KLP vào năm 2010 với tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là 25.5%.

Đối với tỷ lệ tổng cho vay trên tổng tiền gửi (LOANDEP): tỷ lệ tổng cho vay

trên tổng tiền gửi có giá trị trung bình là 77.1% và độ lệch chuẩn 17.4%. Điều này cho thấy các NHTM Việt Nam sử dụng trung bình 77.1% lượng tiền gửi để cho vay. Các ngân hàng như BIDV, NAB và VPB có tỷ lệ này rất cao. Trong đó ngân hàng cao nhất là ngân hàng BIDV với tỷ lệ là 139.18% năm 2011, ngân hàng TPB có tỷ lệ thấp nhất với 21.11% năm 2011.

Đối với nợ xấu (NPL): Bảng cho thấy nợ xấu trung bình của 25 NHTM Việt

Nam trong giai đoạn nghiên cứu là 2.2% trên tổng dư nợ. Trong đó, ngân hàng CTG có tỷ lệ nợ xấu cao nhất với 9.2% vào năm 2015 và tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là ngân hàng TPB

năm 2010 với 0.02%. Bên cạnh đó, giá trị độ lệch chuẩn 1.3% thể hiện tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam có mức độ phân tán khá lớn.

Đối với các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (INF): lần lượt có

giá trị trung bình 6% và 5,8% với độ lệch chuẩn 1.1% và 4,8%. Do Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển nên tăng trưởng kinh tế trung bình ln ở mức cao và do đó lạm phát cũng không thể thấp. Việt Nam nổi trội với mức độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, mặc dù đang có dấu hiệu chững lại, và mức độ lạm phát cũng ấn tượng khơng kém.

57

4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1. Phân tích tương quan mơ hình nghiên cứu

Để xác định mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình, tác giả sử dụng phân tích hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc với nhau. Nếu hệ số tương quan dương phản ánh mối quan hệ tương quan thuận chiều giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, ngược lại hệ số tương quan âm phản ánh mối quan hệ tương quan nghịch chiều giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Kết quả ma trận hệ số tương quan bằng stata như sau:

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL IIĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598658-2537-013334.htm (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w