Thảo luận các nghiên cứu trước có liên quan

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL IIĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598658-2537-013334.htm (Trang 46 - 51)

Từ những công trình nghiên cứu về an toàn vốn tối thiểu ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều ý kiến trái chiều về mối tương quan giữa yêu cầu vốn tối thiểu (CAR) và hiệu quả hoạt động của ngân hàng (ROA, ROE). Bằng cách tính toán tỷ lệ vốn dựa trên rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II đã được công nhận vì đóng góp vào việc sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiệp định Basel quy định yêu cầu vốn tối thiểu cũng được đánh giá cao vì ảnh hưởng toàn cầu của hiệp định đối với các yêu cầu về vốn và việc trình bày thành công các tiêu chí này ở các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Mặt khác, yêu cầu về vốn của hiệp định vốn tối thiểu đã bị chỉ trích vì nhiều biến dạng của ngành ngân hàng. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những sự bóp méo này ít ảnh hưởng đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Điều này làm tổn hại đến hiệu lực của hiệp định yêu cầu vốn, dẫn đến các đề xuất cải tiến, hiệp định vốn nên được sửa đổi để phù hợp hơn với tình hình tài chính hiện tại.

Từ các khía cạnh nêu trên, khoảng trống nghiên cứu của khóa luận như sau:

Thứ nhất, Việt Nam và trên thế giới đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành tại Châu Âu và một số nước đang phát triển tại Pakistan, Bangladesh, Tanzania và khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, những kết luận của các nghiên cứu vẫn có sự khác biệt dẫn đến những hàm ý chính sách trong đó có thể không ứng dụng được cho các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Khóa luận sẽ cung cấp bằng chứng về tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam để cung cấp bức tranh tổng thể về tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel-II đến hiệu quả hoạt động, trong đó, các biến vi mô và vĩ mô sẽ thể hiện được mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP.

^^^^^Ảnh hưởng Yếu tố_________

Cùng chiều (+) Ngược chiều (-) Không có ý nghĩa thống

Tỷ lệ an toàn vốn tối

__________thiểu__________

Ahmed, S. U và cộng sự (2015) Lotto, J. (2018) _______________

Bashir, A., & Hassan, A. (2017) Nguyễn Thị Hiền (2020)

30

Thứ hai, hầu hết các đề tài nghiên cứu giai đoạn từ 2000 - 2018, dữ liệu từ 2010 - 2020 chưa được cập nhật. Đây được xem là một khoảng trống nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp. Khóa luận được thực hiện nghiên cứu về tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động của 25 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2020. Thực tế, việc duy trì mức yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II hay chính sách nhà nước để vừa giải quyết được các rủi ro vừa duy trì nâng cao hiệu quả hoạt động là một vấn đề khó khăn. Khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II cũng như của từng biến vi mô và vĩ mô đối với hiệu quả hoạt động để cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm một cách khách quan hơn về tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, để từ đó đề ra một số hàm ý chính sách để NHNN có thể duy trì nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Khóa luận tập trung xử lý các vấn đề nêu trên để cung cấp bằng chứng thực có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các nhà quản trị ngân hàng, mà còn đối với các nhà làm chính sách. Trên cơ sở đó, khóa luận đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để phù hợp với mục tiêu hoạt động trong thời gian tới, tăng cường tính ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

31

I. (2015) ______________

Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Pasiouras, F và cộng sự (2009)

Phạm Thị Thảo Linh (2019) Chortareas, G. E. và cộng sự(2012)

Tỷ lệ tổng cho vay trên tổng tiền gửi

Chortareas, G. E. và cộng sự (2012)

Lotto, J. (2018), Petria, N., Capraru, B., & Ihnatov, I. (2015)

Nợ xấu Ahmed, S. U và cộng sự (2015)LottoJ. (2018)

Nguyễn Thị Hiền (2020)__________

GDP Phạm Thị Thảo Linh (2019) Chortareas, G. E. và cộng sự(2012) Pasiouras, F và cộng sự (2009)

Nguyễn Thị Hiền (2020)

Lạm phát Nguyễn Thị Hiền (2020)

Phạm Thị Thảo Linh (2019) Pasiouras, F và cộng sự (2009)

Bashir, A., & Hassan, A (2017)

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Qua việc phân tích cơ sở lý luận, các cơ sở lý thuyết liên quan đến yêu cầu vốn tối thiểu và hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam cũng như các nghiên cứu trước đây đã giúp khóa luận khái quát cái nhìn rõ hơn về yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam. Đây là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam được thực hiện ở chương 3.

33

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 sẽ thiết kế mô hình nghiên cứu cho đề tài và trình bày dữ liệu nghiên cứu và phân tích các phương pháp nghiên cứu nhằm tiến hành xác định tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel-II cũng như các yếu tố khác đến hiệu quả hoạt động của

các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL IIĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598658-2537-013334.htm (Trang 46 - 51)