Chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 53 - 56)

hóa, hiện đại hóa

Theo Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác - Lênin: "Cơ cấu kinh tế nông thôn là quan hệ tỷ lệ giữ các ngành, các lĩnh vực kinh tế có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại nhau, là tiền đềcho nhau phát triển trong điều kiện tự nhiên - kinh tếxã hội trong một thời gian nhất định ởnông thôn..." [52, tr.492].

Cơ cấu kinh tế nơng thơn có vai trị quan trọng, ảnh hưởng chi phối đến đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý sẽ quyết định việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tối ưu tài nguyên đất đai, vốn sức lao động và cả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; quyết định tốc độ phát triển kinh tế hàng hóa ở nơng thơn, chuyển mạnh KTNT lên kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường; quyết định khả năng xã hội hóa sản xuất và lao động Cơ cấu KTNT

do nhiều bộ phận hợp thành, các bộ phận đó có mối quan hệ gắn bó với nhau trong những khơng gian nhất định, phù hợp với những điều kiện KT - XH nhất định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của một nền kinh tế theo một chủ định, một định hướng nhất định.

Cơ cấu KTNT có thể được xem dưới các góc độ sau:

+ Về cơ cấu kinh tế nông thôn theo ngành

KTNT trước hết có nơng nghiệp, theo nghĩa hẹp nơng nghiệp chia thành: trồng trọt (trồng cây lương thực, cây công nghiệp...); chăn nuôi (chăn nuôi gia cầm, gia súc, đại gia súc ...). Nông nghiệp theo nghĩa rộng, gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp và Dịch vụ.

Nông nghiệp là ngành kinh tế cơ bản trong nơng thơn, có nhiệm vụ bảo đảm nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng sinh hoạt nâng cao đời sống xã hội và xuất khẩu.

Ngồi nơng nghiệp, KTNT có ngành cơng nghiệp như: cơng nghiệp chế biến, cơ khí sửa chữa máy móc nơng nghiệp, thuỷ lợi; sản xuất các loại nguyên

vật liệu phục vụ cho KTNT như sắt, thép, xi măng, gạch, ngói… Cơng nghiệp nơng thơn còn bao gồm một bộ phận tiểu thủ cơng nghiệp với nhiều trình độ cơng nghệkhác nhau, sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà trước hết là thị trường nông thôn và tham gia xuất khẩu như mộc, chạm. khảm, sơn mài, thêu, làm giấy, hàng thủ cơng mỹ nghệ... KTNT cịn bao gồm ngành dịch vụ mhư: thương nghiệp, tín dụng, khoa học và cơng nghệ, tư vấn… cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng ở nơng thơn. Đó là những bộ phận hợp thành của KTNT. Sựphát triển mạnh mẽ, cân dối, hợp lý của các bộphận đó là biểu hiện trình độ phát triển của KTNT và trình độ phát triển của phân công lao động xã hội khu vực nơng thơn.

Mỗi bộ phận kinh tế ngành có sự độc lập tương đối, song nó cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm nhau trong quá trình phát triển kinh tế. Chẳng hạn như trồng trọt phát triển sẽ thúc đẩy chăn nuôi và ngược lại; hoặc thâm canh, đa canh sẽ thúc đẩy hình thành những vùng kinh tế tập trung ni trồng những loại cây, con có giá trị kinh tế; Ngành nghề ở nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện phân bố lại lao động ở nông thơn, thúc đẩy chun mơn hố chăn nuôi, trồng trọt…

Sự chuyển dịch cơ cấu KTNT tích cực thể hiện ở tỷ lệ nông nghiệp phải giảm, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên và tỷ trọng và giá trị tuyệt đối công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tếphải tăng lên.

+ Về cơ cấu thành phần kinh tế ở nông thôn

Cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta hiện nay là cơ cấu nhiều thành phần, các thành phần kinh tế tồn tại trong kinh tế nông thôn cũng là các thành phần kinh tế tồn tại trong nền kinh tế - xã hội gồm: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, hộ gia đình; kinh tế tư nhân, tư bản nhà nước ... Tuy nhiên có những đặc điểm riêng:

- Kinh tếNhà nước trong KTNT được tổ chức dưới các hình thức nơng trường quốc doanh, các trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp. Kinh tế nhà nước trong KTNT được tổ chức dưới các hình thức nơng trường quốc doanh, các trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp. Kinh tế nhà nước trong KTNT được mở rộng ra toàn bộ các ngành nghề cơ bản như nơng nghiệp, cơng nghiệp, thương nghiệp, tín dụng,

ngân hàng, dịch vụ kinh tế và khoa học ... Nhiều cơ sở của kinh tế Nhà nước trong KTNT chỉ là một bộ phận đại diện của kinh tế Nhà nước chung như chi nhánh ngân hàng, các trạm, trại nông nghiệp… nhưng lại gắn bó chặt chẽ với KTNT từng vùng, từng địa phương như là bộ phận cấu thành bên trong của nó.

- Kinh tế tập thể (tổ hợp tác và hợp tác xã) trong KTNT có ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp, cơng nghiệp, thương nghiệp, tín dụng, tiểu thủ cơng nghiệp… Các hình thức kinh tế này được phát triển từ thấp đến cao tuỳthuộc vào trình độ sản xuất hàng hố của người nơng dân theo từng vùng.

- Kinh tế cá thể, tiểu chủ trong KTNT cịn ở nhiều ngành nghề như nơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ… trong nông thôn, được biểu hiện cụ thể ở các mơ hình kinh tế hộ gia đình, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, trang trại nông nghiệp, kinh tế tiểu chủ trong công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ… Tỷ trọng của kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nông thơn nước ta hiện nay cịn tương đối lớn.

- Kinh tế nơng thơn có thành phần kinh tế tư bản tư nhân, tư bản nhà nước và vốn 100% nước ngoài là một tất yếu khách quan khi thực hiện phát triển KTNT theo hướng sản xuất hàng hoá và đưa KTNT từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan và chủ quan mà thành phần kinh tế này chậm phát triển ở nông thôn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Các thành phần kinh tế tồn tại trong KTNT đều có tính hai mặt tích cực và hạn chế song trong quá trình phát triển KTNT các thành phần kinh tế đều có khả năng giải phóng sức lao động ở nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho dân cư ở nơng thơn. Do đó chúng ta phải đẩy nhanh sựphát triển các thành phần kinh tế, tạo ra môi trường hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

+ Về cơ cấu kinh tế nông thôn theo vùng gồm: vùng ven biển, vùng trung du miền núi, vùng đồng bằng. Việc phân theo các vùng là tùy theo thực tế và mục đích nghiên cứu. Nước ta là một quốc gia có điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên, đa dạng, phong phú, trình độ dân trí và KT-XH giữa các vùng rất khác nhau. Mỗi vùng có một đặc điểm thế mạnh riêng. Vì vậy nó đã tạo ra sự đa dạng phong phú về cơ cấu KTNT mỗi vùng mang một sắc thái riêng. Vùng

đồng bằng có thế mạnh về trồng trọt cây lương thực, rau quả, chăn nuôi gia cầm, gia súc, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Vùng trung du, miền núi có thế mạnh về cây cơng nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, chế biến hàng lâm sản; vùng ven biển có thế mạnh đánh bắt, ni trồng, chế biến thủy, hải sản; vùng Tây nguyên có thế mạnh trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp, chế biến hàng lâm, thổ sản…

Tuy nhiên cùng với thế mạnh của từng vùng kinh tếthì mỗi vùng lại có khó khăn nhất định, như vùng đồng bằng đất chật, người đông, lao động dư thừa nhiều, Trung du, miền núi và Tây ngun khó khăn về đường giao thơng, điện, đặc biệt là thiếu nghiêm trọng về lực lượng lao động… Chính vì vậy các vùng kinh tế phải có sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục những hạn chế, khó khăn riêng của từng vùng để phát triển kinh tế nông thôn cho từng địa phương nói riêng và nơng thơn cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w