- Nguyên nhân chủquan
4.2.3. Huy động các nguồn vốn và đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế nông thôn
Vốn là nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển KTNT ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nhu cầu vốn cho phát triển KTNT ở huyện Kim Sơn
hiện nay và thời gian tới là rất lớn. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu đó phải đa dạng hóa các nguồn vốn và biện pháp huy động vốn. Đa dạng hóa các nguồn vốn gồm: vốn trong nước, vốn nước ngoài, vốn của địa phương ... cụ thể:
Một là, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, hướng dân UBND các huyện xác định và bố trí nguồn vốn đầu tư từngân sách một cách hợp lý, thỏa đáng cho KTNT. Chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng nhất là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cụ thể hóa và vận dụng linh hoạt, mền dẻo Quyết định số: 497/QĐ-TTg, ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi xuất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư sản xuất nông nghiệp và Nghị định số: 41/2010/NĐ- CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về hỗ trợ cho vay vốn nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh nguồn vốn ngân sách, các địa phương (tỉnh, huyện, xã, thôn) kêu gọi, huy động các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, con em quê hương công tác ở trong và ngoài nước đóng góp, tài trợ, ủng hộ quê hương phát triển KTNT xây dựng nông thôn mới.
Hai là, Có những chính sách thiết thực cụ thể để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân trên địa bàn của địa phương, coi huy động vốn tại chỗ là cần thiết, quan trọng, cùng với lựa chọn tiếp nhận vốn của các tổchức phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia nguồn lực tài chính tạo điều kiện để phát triển kinh tế nông thôn ở các địa phương.
Ba là, UBND các xã, Ban quản lý thôn (xóm) trực tiếp tiếp nhân, quản lý, sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả theo hướng dẫn của tỉnh, của huyện, đúng quy định của pháp luật. Triển khai, tổ chức thi công các công trình kết cấu hạ tầng công khai dân chủ với phương châm: dân biết, dân hiểu, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ.
Nguồn lực khoa học - công nghệ ở nông thôn trên phạm vi tỉnh Ninh Bình nói chung, huyện Kim Sơn nói riêng còn ở trình độ rất hạn chế. Trước sức ép của hội nhập quốc tế, để tăng sức cạnh tranh của nông sản và rút ngắn bước đi của xây dựng nông thôn mới thì phải giải pháp đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH - CN phải được coi là đòn bảy, có vai trò rất then chốt. Do vậy, thời gian tới huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình cần tập trung:
- Đầu tư mạnh cho ứng dụng tiến bộ KH - CN, đặc biệt là công nghệ sinh học vào tạo giống, chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản, nâng cao giá trị sản xuất/đơn vị diện tích; qui trình nuôi trồng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cấp huyện cần xây dựng mô hình thực nghiệm về giống, cây con, nhất là chuyển giao KH - CN vào sản xuất nông nghiệp để nhân rộng, coi đây là động lực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn hiện đại hoá là nền móng cho phát triển kinh tế nông thôn. Tăng cường công tác ứng dụng công cụ lao động vào sản xuất như: máy gặt, máy cấy, gieo xạ.... Tập trung thay đổi chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để hạn chế dư lượng các hóa chất nông nghiệp, thuốc phòng trừ sâu bệnh trong sản phẩm nông nghiệp và trong môi trường đất, nước.
- Ngân hàng cần có chính sách cho vay ứng trước và mua lại sản phẩm KH - CN đối với tổ chức, cá nhân đăng ký nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng đề tài KH - CN vào sản xuất ở nông thôn. Phát triển mạnh mô hình khuyến nông về sản xuất nông nghiệp và mô hình xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ một phần các trang trại, HTX, doanh nghiệp, hộ sản xuất tư nhân ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới lần đầu vào sản xuất.
- Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đầu tư đi kèm với công nghệ tiên tiến, có chính sách khuyến khích để thu hút lao động, các nhà khoa học giỏi về làm việc ở khu vực nông thôn. Tích cực chuyển giao các phát minh khoa học, kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các trạm nghiên cứu và dịch vụ tư vấn, cung cấp vật tưthiết bị trước hết là ở các khu công nghiệp nông thôn, vùng phát triển chăn nuôi tập trung, các vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp khác.
- Đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn có trình độ, nhất là ở các HTX nông nghiệp, thủy sản, ở Phòng nông nghiệp cấp huyện. Thực hiện chế độ nghĩa vụ đối với sinh viên đại học (ngành liên quan đến nông nghiệp, nông thôn) về công tác tại cơ sở xã có thời hạn 3 - 5 năm. Kèm theo chế độ phụ cấp (tối thiểu bằng 50% mức lương đối với Đồng Bằng và có thể tới 500% với các nơi đặc biệt khó khăn) và chế độ khuyến khích khác để tăng cường cán bộ khoa học, kỹ thuật cho khu vực nông nghiệp nông thôn.