Một số bài học kinh nghiệm vềphát triển kinh tếnông thôn trong xây dựng nông thôn mới cho huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 77 - 80)

- Về nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn: Đến nay nhiều công

2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm vềphát triển kinh tếnông thôn trong xây dựng nông thôn mới cho huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

trong xây dựng nông thôn mới cho huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

Qua kết quả phát triển KTNT của một số nước và phát triển KTNT trong XDNTM ở một số huyện, tác giả luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển KTNT trong XDNTM cho huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình như sau:

Thứnhất, tăng cường vai trị lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và vai trị của các tổ chức chính trị ở nông thôn; tập trung lãnh đạo, chỉ

đạo cụ thể, sát sao thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, tăng cường kiểm tra, đơn đốc, chỉ đạo quyết liệt để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong q trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM, nhất là phát triển KTNT là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của chương trình.

Thứ hai, coi trọng cơng tác xây dựng quy hoạch, đề án có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Việc xây dựng quy hoạch, đề án XDNTM và phương án thực hiện phải công khai, lấy ý kiến tham gia rộng rãi của cán bộ, đảng viên và nhân dân, bảo đảm thực sự dân chủ. Tập trung quy hoạch, phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ, thương mại ở nông thôn. Đây là tiền đề để phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, tập trung mọi nỗ lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nghề ở nông thôn;đềthực hiện nội dung này cần phát triển sản xuất nâng cao đời sống của người

dân, đa dạng các loại ngành nghề, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, phát triển công nghiệp trong nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, thực hiện “ly nông không ly hương”, góp phần nâng dần thu nhập của cư dân nơng thơn, tạo bộ mặt mới của nông thôn. Phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa có hiệu quả, bảo đảm ổn định, có chính sách khuyến khích với các địa phương và các hộ chuyên trồng lúa bảo đảm an ninh lương thực. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho phát triển KTNT trên cơ sở phát huy vai trị liên kết giữa nhà nơng với chủ doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước các cấp.

Điểm cốt yếu đảm bảo cơng nghiệp hóa nơng thơn (q trình chuyển dịch cơng nghiệp từ đô thị về nông thôn) thành công là phải xây dựng nông thôn vững chắc, kết cấu hạ tầng KT - XH đồng bộ, hiện đại, chất lượng nguồn nhân lực cao để nông thôn trở thành địa bàn đầu tư sinh lợi và thị trường có sức tiêu thụ khá, hấp dẫn đối với các doanh nghiệp cơng nghiệp. Có cơ chế khuyến khích để khai thác nguồn lực, huy động vốn, nhất là nguồn lực đóng góp của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, giao thông, điện, nước, đào tạo nhân lực, dạy nghề ... để thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào khu vực nông thôn.

Thứ tư, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH khu vực nơng thơn là khâu đột phá trong q trình XDNTM. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trước hết phải ưu tiên đầu tư làm trước các cơng trình phục vụ phát triển sản xuất như thủy lợi, giao thơng và các cơng trình phúc lợi xã hội. Phải kế thừa tối đa các cơng trình hiện có, kết hợp với bổ sung nâng cấp và xây

dựng mới phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Trên cơ sở đó, huy động tối đa các nguồn lực trong nhân dân, để đầu tư phát triển. Điều quan trọng là phải tạo được bước chuyển thực sự về nhận thức trong nhân dân, bởi lẽ chỉ khi nhân dân đồng thuận hưởng ứng, thì việc phát triển KTNT trong XDNTM mới có hiệu quả.

Thứ năm, lựa chọn các ngành nghề, sản phẩm có lợi thế so sánh. Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất theo quy hoạch, chọn những sản phẩm hoặc nghề là thế mạnh của từng thôn, xã, để nâng cao năng suất, sản lượng. Phân công những cán bộtâm huyết, chủ động, sáng tạo, gắn bó, chia sẻ với nông dân, không trông chờ, ỷ lại Nhà nước. Đồng thời, phát huy cao độ vai trò của hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cơ sở, nhất là vai trị của các đồn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, trước hết là vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nơng dân, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi,... trong triển khai thực hiện chương trình.

Tóm lại, KTNT là một bộ phận của nền KT - XH, cũng có đầy đủ những yếu tố của

nền kinh tế. Những yếu tố này có vai trị, vị trí, tỷ trọng khơng ngang bằng nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau hợp thành KTNT. Trong cơ cấu KTNT bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng, lãnh thổ. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM, nội dung quan trọng, cốt lõi là phát triển KTNT với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn. Đây là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Phát triển KTNT có vai trị quan trọng trong XDNTM. Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTNT của quốc tế và trong nước, có thể thấy được tính tất yếu khách quan của phát triển KTNT trong

XDNTM trên phạm vi cả nước, cũng như mỗi địa phương cần thiết phải thực thi để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Chương 3

THỰC TRẠNG KINH TẾNÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNGNÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w