Phát triển kinh tếnơng thơn tồn diện theo hướng hiện đạ

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 132 - 136)

- Nguyên nhân chủquan

4.2.2. Phát triển kinh tếnơng thơn tồn diện theo hướng hiện đạ

Trên cơ sở quy hoạch dựa trên lợi thế so sánh của huyện là có thế mạnh, tiềm năng về sản xuất lúa chất lượng cao, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, các sản phẩm thủy, hải sản của vùng bãi bồi ven biển; để xác định vùng sản xuất hàng hoá tập trung và xuất khẩu để thực hiện thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế nơng thơn tồn diện theo hướng hiện đại. Từ nay đến năm 2020 huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cần tập trung thực hiện các nội dung như sau:

- Đối với ngành nông nghiệp: tập trung nỗ lực tạo bước chuyển biến mới trong sản xuất

nông nghiệp, hướng tới xây dựng một nền nơng nghiệp hàng hóa đa dạng, phát triển nhanh và bền vững với năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi so với trồng trọt và tăng tỷtrọng cây công nghiệp, rau, hoa quảso với cây lương thực; đồng thời tăng tỷ trọng hàng thủy sản trong cơ cấu nơng nghiệp hàng hóa. Phát triển mạnh kinh tế trang trại, gia trại và các mơ hình sản xuất tổng hợp.

+ Triển khai tổ chức dồn điền đổi thửa trên địa bàn từng xã: Công tác dồn điền đổi thửa

là khâu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và trong xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện nhiệm vụ này phải tổng kiểm tra lại toàn bộ đất nông nghiệp, số mảnh của từng hộ, từng vùng sản xuất. Xây dựng phương án đồn điền đổi thửa gắn với yêu cầu sản xuất của từng xã như: vùng của những hộ nơng dân khơng có nhu cầu sử dụng đất, vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản, cây, con, vùng rau mầu, vùng thủy sản, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phương án được nhân dân bàn, thảo luận công khai và tổ chức thực hiện đồng bộ.

+ Tổ chức thực hiện xây dựng cánh đồng mẫu lớn với các nội dung cụ thể: Một là, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, là một trong những chương trình thể hiện rõ nét

vai trị “liên kết 4 nhà”, trong đó cần xem doanh nghiệp và nơng dân là những chủ thể chính.

Để CĐML thực sự đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, cần xây dựng các mơ hình sản xuất, cung ứng. Theo đó, cần phối hợp chặt chẽ các doanh nghiệp với các HTX dịch vụ nông nghiệp từ khâu đầu vào, đào tạo nhân lực, cho tới bao tiêu sản phẩm đầu ra. Sản xuất của CĐML nên theo các đơn đặt hàng của doanh nghiệp để tránh tình trạng sản xuất thừa, dẫn tới mất giá. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của CĐML là đòi hỏi cấp bách. Trong xây dựng thương hiệu, càng cần vai trò của nhà doanh nghiệp, nhà khoa học cũng như sựvào cuộc của cả

hệthống chính trịvà phương tiện truyền thơng đại chúng. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có sự điều tiết, quản lý, chính sách ưu đãi đối với các Doanh nghiệp đầu tư vào CĐML.

Hai là, tổ chức hợp lý các CĐML. Việc xây dựng CĐML là nhằm đưa ra giải pháp cho

sản xuất hàng hố ở nơng thơn, cần gắn chặt với chương trình xây dựng nơng thơn mới, là bàn đạp cho nông thôn mới phát triển. Việc xây dựng CĐML cần kế hoạch định rõ về số lượng, phân bố. Xây dựng quá nhiều CĐML sẽ càng gây nên khó khăn cho bao tiêu sản phẩm.

Bà là, thực hiện CĐML cần được gắn chặt với công tác đào tạo nghề cho nông dân

một cách thiết thực, hiệu quả, đào tạo quản lý kinh tế cho cán bộ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cũng như nhận thức của doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào nông nghịêp. Vấn đề thay đổi tư duy tổ chức sản xuất cho nông dân sẽ gặp nhiều khó khăn, địi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của công tác tư tưởng; khi nhận thức đầy đủ về những lợi ích từ CĐML người nơng dân nhất định sẽ chung tay thực hiện CĐML thành công.

Bốn là, phát triển hài hoà giữa công nghiệp, nông nghiệp. Để thực hiện được vấn đề

này, trước hết cần thẩm định chặt chẽcác dự án công nghiệp trước khi cấp phép đầu tư, tránh tình trạng để nhiều doanh nghiệp tồn tại nhưng hoạt động không hiệu quả, vừa chiếm nhiều ruộng đất, vừa khơng đem lại ích lợi cho xã hội cho địa phương, cho người dân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch và sử dụng đất đai, để tránh lãng phí, sai mục đích. Ưu tiên cho việc thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các doanh nghiệp này mới có đủ tiềm lực về vốn, khoa học, kỹ thuật, trình độ quản lý để nâng

cao hiệu quả kinh tế của các trang trại. Ngồi ra, các doanh nghiệp này cịn hỗ trợ các chủ trang trại là nông dân về đầu vào, bao tiêu đầu ra cho sản phẩm.

- Phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn trong xây

dựng nông thôn mới. Công nghiệp nông thôn bao gồm doanh nghiệp được xây

dựng trên địa bàn huyện, xã hoặc các làng nghề nông thôn, trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất nông sản hoặc sử dụng nguyên liệu nông nghiệp, lao động chủ yếu từ nơng thơn.

Cơng nghiệp nơng thơn có vai trị quan trọng, là động lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho cưdân nơng thơn.

Tiểu thủ cơng nghiệp có vai trị vơ cùng quan trọng trong KTNT, là bước khởi đầu cho sự phát triển công nghiệp nơng thơn, là nội dung quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động trong KTNT.

Để phát triển CN, TTCN nông thôn trước tiên phải coi trọng một số giải pháp sau:

+ Xây dựng bản đồ quy hoạch công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên

phạm vi toàn huyện, đồng thời quy hoạch chi tiết cho tất cả các cụm công nghiệp, làng nghề nông thôn ở từng xã. Mỗi cụm cơng nghiệp phải có qui mơ 10ha trở lên để tiết kiệm chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xử lý môi trường. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, mở rộng các loại hình dịch vụ, chuyển đổi ngành nghề, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn gắn với bảo vệ mơi trường sinh thái.

+ Phát triển, hiện đại hóa đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật: đối với trồng trọt là hệ thống tưới tiêu, giao thông nội đồng, cơ sở chế biến, kho tàng bảo quản. Đối với chăn nuôi: hệ thống chuồng trại tập chung, đường điện, giao thông nội bộ, cấp thoát nước, giết mổ, xửlý phân, cơ sở sản xuất thức ăn; sản xuất thuốc thú y. Đối với thuỷ sản: hệ thống cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi trồng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống sản xuất thức ăn, tàu thuyền (trọng tâm là tàu đánh cá xa bờ), bến cảng, cơ sở hậu cần nghề cá biển, hệ thống cứu hộ cứu nạn. Đối với lâm nghiệp: hệ thống giao thông phục vụ khai thác, phương tiện phòng cháy chữa cháy.

+ Đầu tư mạnh cho ứng dụng cơ khí hố vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, phấn đấu nâng tỷ lệ các khâu sản xuất, chế biến lên thấp nhất 50% mức trang bị thiết bị động lực lên 2,5CV/ha vào năm 2020 (thay vì 0.5CV/ha như hiện nay) như máy cày, máy bừa, máy gặt ...

+ Lựa chọn công nghiệp, làng nghề phù hợp lợi thế so sánh. Với mỗi cụm công nghiệp làng nghề, phải căn cứ lợi thế so sánh và dự báo thị trường dài hạn để định hướng bố trí ngành sản xuất phù hợp. Hướng chung cần thu hút bố trí các nghềcó u cầu thu hút nhiều lao động (sản phẩm cói, sản phẩm cây bèo tây, may, mộc, vật liệu xây dựng…) và phát triển chế biến nông sản để phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp địa phương.

+ Đối với các doanh nghiệp có sử dụng ngun liệu từ nơng nghiệp, bên cạnh việc bảo

hộ sản xuất nguyên liệu cho nơng dân thì có thể hỗ trợ tài chính (thơng qua miễn giảm thuế) khi mất mùa nơng nghiệp. Đồng thời phải giáo dục và xử lý bằng pháp luật đối với trường hợp người dân không tôn trọng hợp đồng với doanh nghiệp nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho cả doanh nghiệp và nông dân.

- Khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụthương mại nông thôn

Hoạt động dịch vụ ở nông thôn là rất quan trọng và cần thiết trong phát triển kinh tế nông thơn, nhất là trong q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Để ngành dịch vụ trong KTNT phát triển bền vững cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, tăng cường khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ

thuật; tuyên truyền phổ biến, tập huấn kỹ thuật, khơng ngừng nâng cao trình độ quản lý, sản xuất thâm canh cho các chủ trang trại; tiếp tục xây dựng mơ hình trình diễn ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất. Từng bước đổi mới, tạo mức chuyển biến trong công tác khuyến nông, khuyến ngư, công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ sạch, Biogas, công nghệ bảo quản và chế biến đối với rau, quả, thịt, sữa… nhằm nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của nông sản.

Hai là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, khuyến khích các

chế biến, xuất khẩu nông sản cho nông dân. Thực hiện tốt liên kết 4 nhà, ở các cấp một cách có hiệu quả. Liên kết trang trại, nhằm dễ dàng huy động vốn, tiếp cận khoa học, kỹ thuật mới; trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất; liên doanh, liên kết và xây dựng thương hiệu. Qua hiệp hội, các chủ trang trại có thể tiếp xúc với các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia;… Tập trung phát triển ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nhất là hệthống ngân hàng, khoa học, cơng nghệ, bưu chính viễn thông … Xây dựng thương hiệu hàng hóa đối với hàng hóa đặc sản của huyện như: Rượu, Ngao, Bún …Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản tạo thế mạnh của huyện ven biển. Tạo chuyển biến mạnh về hiệu quả hợp tác và đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng để nâng một bước khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ba là, tháo gỡkhó khăn trong cơng tác vay và cho vay vốn các trang trại, gia trại. Các

ngân hàng cần linh hoạt, gọn nhẹ hơn trong các thủ tục cho vay vốn, cần tạo điều kiện để trang trại tiếp cận các nguồn vốn vay chính thức, tăng tỷ lệ vốn vay chính thức trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của trang trại. Về phía các chủ trang trại, cũng cần thay đổi cách thức làm ăn theo hướng quy mơ lớn, có các dự án phát triển kinh tế cụ thể, thuyết phục.

Bốn là, Tiếp tục chỉ đạo lồng ghép các chương trình, chính sách XDNTM với

phát triển thương mại nông thôn, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước và thu hút vốn từ các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phục vụ phát triển thương mại nông thôn. Tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thịtrường trên địa bàn nông thôn, chống sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; trước hết tập trung quản lý hàng vật tư sản xuất nông nghiệp, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu.

4.2.3. Huy động các nguồn vốn và đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ cho phát triển kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 132 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w