Chỉ tiêu đánh giá sựphát triển kinh tếnông thôn trong xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 62 - 63)

dựng nơng thơn mới

Để đánh giá trình độ phát triển của KTNT thì cần phải thơng qua một hệ thống các chỉ tiêu, cả chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Tuy nhiên, việc xác định hệ thống các chỉ tiêu này một cách chính xác là khơng đơn giản. Do chưa phát triển sản xuất hàng hố nên chưa có thói quen cập nhật thơng tin, số liệu; lại cịn bị ảnh hưởng của những thói quen có từ cơ chế kế hoạch hố tập trung trước đây chỉ chú trọng những đánh giá định tính mà ít quan tâm đến các chỉ tiêu định lượng. Xuất phát từthực tế đó, luận án chú trọng sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

Thứ nhất, các chỉ tiêu trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của KTNT bao gồm:

+ Các chỉ tiêu giá trị như: tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, giá trị sản lượng, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, cơ cấu kinh tế nông thôn.

+ Các chỉ tiêu hiện vật như: sản lượng sản phẩm chủ yếu sản xuất trên địa bàn nông thôn: sản lượng cây trồng, vật nuôi, công nghiệp, xây dựng.

Thứ hai, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp như:

+ Hiệu quả vốn đầu tư cho toàn bộ hoạt động của KTNT, đây là chỉ tiêu khái quát, tổng thể, phản ánh mặt bằng hiệu quả nhưng khơng có tác dụng chỉ rõ các nguyên nhân thành công hay thất bại, do đó khơng thể là cơ sở để đưa ra những giải pháp tháo gỡ tình hình hoặc phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

+ Hiệu quả vốn đầu tư cho các bộ phận cấu thành KTNT, bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, các thành phần kinh tế, các vùng

lãnh thổnơng thơn (nếu trong phạm vi một huyện thì có thể tính theo tiểu vùng hoặc tính tốn theo đơn vị hành chính như các xã…).

Để tính tốn các chỉ tiêu trên, cần thiết phải thu thập và tổng hợp các số liệu về tổng doanh thu, thu nhập, lợi nhuận, giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế trên địa bàn nông thôn, giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm. Các yếu tố chi phí gồm: chi phí vật chất, vốn đầu tư, vốn đầu tư tăng thêm.

Kết quả của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nêu trên ở các thời kỳkhác nhau với cơ cấu kinh tếkhác nhau sẽthểhiện sựphát triển kinh tế ởnông thôn. Một địa bàn nông thôn gọi là phát triển kinh tế đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn

mới, khi các chỉ tiêu số lượng tổng hợp nêu trên được tăng lên ở giai đoạn sau so với giai đoạn trước. Mức độ tăng lên càng nhanh, càng bền vững thì trình độ phát triển kinh tế càng cao là nền tảng vững chắc trong XDNTM.

Thứ ba, các chỉ tiêu hiệu quả từng phần (gián tiếp) để đánh giá trình độ phát triển của

KTNT, gồm có: Năng suất lao động ở nơng thơn; Năng suất lao động ở các ngành nghề; Năng suất cây trồng, vật nuôi; Giá trị nông sản; Thu nhập bình quân của mỗi nhân khẩu trong khu vực nơng thơn; đời sống, trình độ học vấn của người dân.

Các chỉ tiêu hiệu quả gián tiếp theo không gian và thời gian gắn liền với sự khác nhau về cơ cấu kinh tế nơng thơn sẽ cho phép tính tốn tình hình phát triển kinh tếnơng thơn qua các thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này chỉ phản ánh từng phần của kinh tế nơng thơn, nó có tính phiến diện và cục bộ, còn những hạn chế nhất định. Nhưng nó có tác dụng để các cấp hoạch định chính sách điều chỉnh trong ngắn hạn để đạt được mục tiêu phát triển KT - XH khu vực nông thôn trong dài hạn và để các chủ trương phát triển kinh tế, ra các quyết định quản lý sản xuất, kinh doanh ở nông thôn.

2.3. KINH NGHIỆM CỦA QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w