Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tếnông thôn trong xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 126 - 132)

- Nguyên nhân chủquan

4.2.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tếnông thôn trong xây dựng nông thôn mớ

THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020

Để đẩy nhanh tốc độ phát triển KTNT nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM. Tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Kim Sơn nói riêng cần thực hiện đồng bộ một hệ thống giải pháp. Phải xác định rõ các giải pháp trọng điểm, giải pháp đột phá và có lộtrình thực hiện phù hợp với nguồn lực hiện có. Trong luận án này, tác giả chỉ mong muốn nêu một số giải pháp nhằm vào những vấn đề còn yếu hoặc cịn thiếu nhưng rất cần phải có với hy vọng đóng góp cho phát triển KTNT trong XDNTM ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

4.2.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trong xây dựng nông thôn mới

Một trong những yếu tố hàng đầu đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế nông thôn bền vững phải là cơng tác quy hoạch, để thơng qua đó phát hiện và nắm bắt chính xác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng làm cơ sở cho việc xác định kế hoạch phát triển nghề, mặt hàng nơng sản… để khai thác có hiệu quả, bền vững được tài nguyên kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái và ổn định xã hội. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình phải chú ý các nội dung sau:

- Phát triển hàng hoá đa dạng, cùng với thế mạnh là sản xuất lương thực; hình thành các vùng chuyên canh rau, cây ăn quả, hoa, chăn nuôi gia súc, gia cầm mở rộng nuôi trồng thuỷ sản, cây cảnh. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, cơkhí phục vụnơng nghiệp, các cụm, điểm cơng nghiệp dịch vụvà làng nghề nông thôn.

- Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn gắn với phát triển các thị trấn, thị tứ

+ Phát triển các cơ sở chế biến nơng sản có sử dụng nguồn lực từ nông nghiệp trong khu vực. Phát triển các cơ sở dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp - công nghiệp, trọng tâm là tiêu thụ nông sản, cung cấp hàng tiêu dùng phục vụ

sinh hoạt cho người dân xung quanh địa bàn. Do đó, sẽ có tác dụng kích cầu, thúc đẩy sản xuất hàng hố và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

+ Quy hoạch hệ thống chợ nông thôn phù hợp với đặc điểm của huyện ven biển, chú trọng cải tạo nâng cấp các chợ hiện có phù hợp với quy hoạch. Trước mắt nâng cấp chợ Năm Dân ở trung tâm huyện trở thành trung tâm thương mại của huyện. Phát huy tác dụng của chợ thủy sản Kim Đông; Cải tạo nâng cấp chợ Qui Hậu, chợ Văn Hải, chợ Cồn Thoi; mở rộng quy hoạch các chợ: Lưu Phương, Lạc Thiện; hình thành các chợ mới theo quy hoạch.

+ Thu hút một bộ phận dân cư nông thôn chuyển dịch khi lao động nông nghiệp sang hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến sinh sống tại các đô thị này. Đến năm 2020, chỉ cịn 50% dân số ở nơng thơn.

Rà soát quy hoạch các thị trấn, thị tứ, có đề án quy hoạch mở rộng, bổ xung phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại các khu vực này (bao

gồm các hệ thống giao thông, cấp thốt nước, cấp điện, thơng tin, trường học, bệnh viện, cơng trình thể thao, văn hố…). Đồng thời phát triển thêm các thị

trấn, thị tứ mới gắn với các khu công nghiệp hoặc trung tâm cụm xã.

- Quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu nhằm phục vụ dân cư trên địa bàn các địa phương theo quy định chuẩn đáp ứng với u cầu q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố (ởxã là giao thơng liên xã, liên thôn; hệ thống cung cấp điện; trạm cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh; trường THCS, tiểu học, mầm non; trạm xá xã, sân vận động; Trung tâm văn hoá và trụ sở xã, chợ… Ở thơn là giao thơng liên xóm, liên gia; khu chơi thể thao thơn; nhà văn hố thơn; hệthống cấp thốt nước đến từng gia đình…).

- Quy hoạch hệ thống bảo vệmơi trường sinh thái nơng thơn. Dành đất cho hình thành các khu chăn ni, ni trồng thuỷ sản tập trung, các khu dành cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp để từ năm 2015 phải tách các cơ sở này ra khỏi khu dân cư nhằm tránh ô nhiễm môi trường sống (đồng thời thuận lợi, tiết kiệm hơn cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật; xử lý chất thải, phòng chống dịch bệnh… cho các khu sản xuất này).

- Phát triển sản xuất và chếbiến các loại nơng sản hàng hố xuất khẩu cần tính đến lợi thế của địa phương như: rượu, gạo, ngao, các sản phẩm tiểu thủ cơng

nghiệp của cây cói, cây bèo tây, cây đào phai ... với qui mô hợp lý, tập trung nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là gia súc, gia cầm; nuôi trồng thuỷ sản cả nước ngọt, nước nợ và vùng bãi bồi, vùng Cồn Nổi; duy trì sản lượng đánh bắt bền vững trên vùng biển gần bờ và xa bờ.

- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, ngành nghề, dịch vụ và cơng nghiệp nơng nghiệp nhằm đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nông dân.

Xuất phát từ thực tiễn của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, trên cơ sở Thơng tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT, ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường,

Qui định việc lập, thẩm định, phê duyệt qui hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Công

tác quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới ở huyện Kim Sơn phải tập trung thực hiện những vấn đề sau:

- Xây dựng quy hoạch xã nông thôn mới phải được đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh, của huyện và có tính đến xu hướng tồn cầu hố và sự bùng nổ của khoa học - cơng nghệ. Phát triển KTNT là nội dung quan trọng trong XDNTM, vì vậy trong quy hoạch xã nơng thơn mới phải chú trọng quy hoạch phát triển KTNT đó là các quy hoạch: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng.

Quy hoạch nông thôn mới (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) bao gồm: quy hoạch định hướng phát triển không gian; quy hoạch sử dụng đất và kết cấu hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch các khu dân cư và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

Nội dung quy hoạch gồm: * Quy hoạch khơng gian tồn xã

- Quy hoạch khơng gian tổng thể tồn xã, cần nghiên cứu các phương án, cơ cấu tổ chức không gian, lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện tựnhiên,

kinh tế xã hội và hiện trạng của xã. Quy hoạch khơng gian tổng thể tồn xã là căn cứ để triển khai các quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất.

- Quy hoạch và tổ chức hệ thống khu dân cư mới và cải tạo thơn, xóm cũ: xác định quy mơ dân số, chỉ tiêu đất cho từng hộ, quy mô chiếm đất và nhu cầu đất của thơn, xóm, trên cơ sở khu dân cư cũ. Đối với các xã ven biển, ven sông cần quy hoạch các cơng trình phịng chống thiên tai bão, lũ để bảo vệ người và tài sản của nhân dân khi bão lũ xẩy ra.

- Quy hoạch và tổ chức hệ thống các cơng trình cơng cộng, bảo tồn cơng trình văn hóa lịch sử, xác định vị trí, quy mơ, định hướng kiến trúc các cơng trình cơng cộng cấp xã; các khu vực có tính đặc thù khác.

- Quy hoạch và tổ chức hệ thống các cơng trình hạ tầng kỹ thuật tồn xã kết nối các thơn, xóm với vùng sản xuất, với trung tâm xã và vùng liên xã (bao gồm hạ tầng phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống).

Các quy hoạch nêu trên và các quy hoạch có liên quan hướng theo các mục tiêu đến năm 2020. Quy hoạch tổng thể phải đi trước một bước, làm cơ sở cho xây dựng các quy hoạch khác (khắc phục tình trạng thiếu quy hoạch, khơng

có cơchế bắt buộc thực hiện theo quy hoạch đang gây tình trạng tựphát, lộn xộn, tốn phí nguồn lực trước mắt và lâu dài nhưhiện nay).

- Đối với thơn, xóm và khu dân cư mới: Xác định qui mơ dân số, số hộ, cơng trình cơng

cộng thơn, khu dân cư mới. Xác định hệ thống thơn, xóm và khu dân cư mới. Chú ý các khu dân cư mới không quy hoạch ven các trục đường mới, mà quy hoạch thành khu tập trung, gắn liền với quy hoạch điện, nước, mơi trường, cơng trình phúc lợi. Cơ cấu phân khu chức năng, tổ chức không gian; yêu cầu, nguyên tắc, định hướng giải pháp tổ chức không gian tổ chức, xác định vị trí, qui mơ trung tâm thơn, dân cư tập trung; khu sản xuất, các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển, khu vực không xây dựng và các khu vực khác; các vùng đặc thù, cơng trình đầu mối, kết nối hạ tầng.

Cải tạo chỉnh trang thơn, xóm, nhà ở: định hướng tổ chức khơng gian ở, các qui định về kiến trúc màu sắc, hướng dẫn cải tạo nhà, tường rào, cổng phù

hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, kiến trúc vật liệu truyền thống của địa phương, thiết kế mẫu nhà phù hợp ở nông thôn. Các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất, cơng trình cơng cộng của thơn, xóm, khu dân cư cũ và xây dựng mới.

- Quy hoạch nhà ở dân cư: Đưa ra các mẫu nhà ở và bố trí khn viên nơi ở đểcác

hộnông dân tham khảo áp dụng cho phù hợp vùng nông thôn ven biển, nhưng phải hướng tới đáp ứng các yêu cầu văn minh, hiện đại như: có điện, có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, sử dụng biogas. Nơi ở phải cách xa khu chăn ni, có hệ thống thốt nước hồn chỉnh, có xử lý và thu gom rác thải để đảm bảo vệ sinh mơi trường, cải tạo bố trí tường rào, vườn cây để tạo cảnh quan đẹp…

-Đối với trung tâm xã: Xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất, dự báo qui

mơ xây dựng mới hoặc cải tạo, định hướng kiến trúc đặc trưng đối với khu trung tâm và từng cơng trình cơng cộng cấp xã.

Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc, giải pháp kiến trúc cơng trình cơng cộng và dịch vụ, cây xanh, vùng phát triển, vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn.

Các chỉ tiêu về quy hoạch đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trung tâm xã. Xác định các dự án ưu tiên đầu tư tại trung tâm xã và các thơn, xóm, khu vực được lập quy hoạch.

-Quy hoạch mạng lưới cơng trình hạ tầng kỹthuật gồm: giao thơng, thốt

nước, cấp nước, cấp điện, thốt nước thải, vệ sinh mơi trường, nghĩa trang tồn xã, thơn, xóm, vùng sản xuất và liên xã. Xác định hệ thống, vị trí, qui mơ danh mục cơng trình, định hướng giải pháp cải tạo chỉnh trang, tiêu chuẩn kỹ thuật, mặt cắt chính đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường. Quy hoạch chỉnh trang hệ thống thốt nước thơn xóm, hệ thống thống xử lý rác thải; quy hoạch nghĩa địa. Quy hoạch các không gian mặt nước, cây xanh gắn với các khu, cụm dân cư.

Các quy hoạch cần được coi trọng là:

* Qui hoạch sử dụng đất: Đất đai là tài nguyên Quốc gia và có hạn, sử dụng đất phải

tiết kiệm, có hiệu quả vì vậy quy hoạch sử dụng đất trong nơng thôn để phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là hết sức quan trọng gồm các nội dụng sau:

+ Lập quy hoạch sử dụng đất: Xác định diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được huyện phân bổ. Xác định diện tích đất cho nhu cầu phát triển, cụ thể: diện tích đất lúa, đất trồng cây hàng năm cịn lại, đất nơng nghiệp khác, đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp của xã, đất nghĩa trang, nghĩa địa do xã quản lý, đất sông, đất phát triển hạ tầng của xã, đất phi nông nghiệp khác và đất chưa sử dụng. Trong quá trình lập quy hoạch xây dựng nơng thơn mới, cần xác định diện tích những loại đất khi chuyển mục đích sử dụng phải xin phép theo qui định của pháp luật hiện hành. Xác định diện tích các loại đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.

+ Lập kế hoạch sử dụng đất: phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng. Cụ thể: Phân kỳ sử dụng đất theo 2 giai đoạn: 2013 - 2015 và 2016 - 2020. Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho giai đoạn 2013 - 2015. Hệ thống chỉ tiêu và biểu quy hoạch sử dụng đất.

* Quy hoạch sản xuất.

+ Quy hoạch sản xuất nông nghiệp: Xác định tiềm năng, qui mô của từng loại hình sản

xuất (những cây trồng, vật nuôi hiện là thế mạnh của địa phương và định hướng những cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương; dựbáo khả năng sản xuất, sản lượng theo từng giai đoạn; định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao, có giá trị trên thị trường).

Phân bổ khu vực sản xuất nơng nghiệp hàng hóa ngành trồng trọt (lúa, màu, cây cơng nghiệp, cây ăn quả, cây cảnh); khu chăn nuôi; khu nuôi trồng thủy sản; nhà xưởng bảo quản chế biến; công nghiệp và dịch vụ. Hạng mục quy hoạch phải rõ vị trí theo thơn, xóm.

Xác định mạng lưới kết cấu hạ tầng gồm: giao thông nội đồng (thể hiện đường đến cánh đồng 1ha trở lên); thủy lợi (kênh mương tựnhiên và nhân tạo đến kênh cấp, kết hợp giao thông với thủy lợi).

Hệ thống điện hạ thế phục vụ sản xuất, hệ thống cấp và thốt nước thải khu ao ni thủy sản.

+ Quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: Xác

định tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; dịch vụ; tài nguyên, đất đai, lao động.

Bảo tồn các nghề truyền thống như: Bún mọc, giò, chả, làm miến, rượu ..., lựa chọn nghề mới, loại ngành CN - TTCN, dịch vụ cần phát triển và giải pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu phát triển KTNT trong xây dựng nơng thơn mới.

Xác định tiêu chí phát triển CN - TTCN, dịch vụ của xã (tỷ trọng giá trị CN - TTCN, dịch vụ trên giá trị tổng sản lượng sản xuất trên địa bàn).

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 126 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w