- Nguyên nhân chủquan
4.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tếnông thôn trong xây dựng nông thôn mớ
xây dựng nông thôn mới
Để đẩy nhanh tốc độCNH, HĐH đất nước nói chung và cho nông nghiệp nông thôn nói riêng, nhất là thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM, thì giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (gồm đào tạo nghềcho nông dân và kiến thức quản lý, tổchức kinh tế- xã hội cho cán bộ cấp thôn, xã) phải coi là giải pháp trọng tâm và là khâu “đột phá” trong thời gian tới với mục tiêu: đến năm 2020: 70% lao động chuyển sang làm việc công nghiệp, dịch vụ. Đồng thời số lao động còn lại gắn bó với nghề nông cũng phải được đào tạo nâng cao kiến thức cho họ, ít nhất là 40% lao động đạt được yêu cầu đó.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là nhân tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Nhân lực có vịtrí, vai trò quyết định trong sự phát triển của mỗi quốc gia, doanh nghiệp, tỉnh, huyện. Để phát triển KTNT trong XDNTM ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thì yêu cầu nguồn nhân lực phải có chất lượng cao đáp ứng sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. do vậy đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển KTNT là yêu cầu cấp thiết. Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực ởhuyện Kim Sơn còn nhiều hạn chế, người lao động trình độchuyên môn tay nghề, trình độ công nghệ còn yếu. Do vậy, để thực hiện tốt phát triển KTNT trong XDNTM thì phải luôn coi trọng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt coi việc đầu tưcho giáo dục đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng, phải bố trí và sử dụng tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo, nhằm phát huy mọi năng lực của người lao động phục vụ cho sự phát triển KT - XH nông thôn.
+ Đào tạo nghề cho nông dân, các chủ trang trại, cán bộ quản lý các HTX, cơ sở kinh doanh nông nghiệp, trực tiếp giúp họ nâng cao kiến thức hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp để có năng suất, chất lượng tốt, giá thành hạ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng cho họ làm nghề nông một cách khoa học, có kiến thức thị trường để lựa chọn nghề sản xuất có hiệu quả.
Bồi dưỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới để giúp họ tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch phát triển làng, xã, tự giác đóng góp xây dựng và quản lý sau xây dựng các công trình công cộng, kết cấu hạ tầng trong nông thôn. Việc đào tạo chủ yếu thông qua các hình thức như: Sinh hoạt câu lạc bộ tại nhà văn hoá thôn, bản; Học qua các mô hình mẫu của chương trình khuyến nông: đào tạo nghề cho chủ trang trại (kiến thức về cây, con mà họ kinh doanh, kiến thức tổ chức thị trường, kiến thức kỹ năng quản lý); Đào tạo bồi dưỡng nông dân trẻ, chủ trang trại, cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, HTX qua các trường Cao Đẳng, Trung cấp nông nghiệp của tỉnh.
+ Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở thôn, xã: để việc đầu tư cho đối tượng này ngày càng hiệu quả, thì trước hết phải thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở, việc chuẩn hoá đội ngũ cán bộ có nhiều tiêu trí nhưng rất cần đảm bảo tiêu chí cơ bản mà trình độ đào tạo, theo đó: cán bộ phải tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ Trung cấp nghề chuyên môn hoặc quản lý nhà nước. Trên cơ sở quy hoạch, phải đào tạo thiết thực kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, về phát triển nông thôn cho cán bộ cơ sở cấp thôn, xã. Chỉ khi có đủ tiêu chuẩn trên mới bố trí vào bộmáy lãnh đạo, quản lý.
Từ yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển KTNT trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM ở huyện Kim Sơn. Nhưng thực tiễn cho thấy, chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Đó là:
Nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn nói chung còn thấp (văn hoá, chuyên môn, tính năng động, tính thích nghi, kỷ luật lao động hạn chế) gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận kiến thức sản xuất mới.
Nông dân thiếu kiến thức kinh doanh và khởi sự Doanh nghiệp; thiếu hiểu biết về những công nghệ mới áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và chế biến sản phẩm nông nghiệp, trong khi công tác tư vấn, phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ sản xuất mới còn thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả.
Vấn đề đặt ra ở đây là đào tạo phù hợp với lứa tuổi, trình độ đối với số lao động thuộc diện thu hồi đất, nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn; bảo đảm an ninh lương thực, an ninh xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, vẫn đang là một thách thức đối với Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trong những năm tới huyện Kim Sơn cần thực hiện các nội dung sau:
- Tập trung phát triển sản xuất, đa dạng các loại ngành, nghề trong nông thôn, phát huy lợi thế của huyện có truyền thống về nghề cói, hàng tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống. Giảm và sử dụng hiệu qủa lao động nông nghiệp, bằng cách chuyển từlao động thuần nông, giản đơn, năng suất thấp sang các công việc, ngành nghề, loại hình sản xuất có giá trị kinh tế cao, như phát triển kinh tế trang trại, các làng nghề ....
- Phát triển loại hình lao động phi nông nghiệp, bằng cách đẩy mạnh đầu tư, khuyến khích các hộ nông dân chuyển sang làm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong đó đặc biệt chú trọng tới việc bảo tồn, duy trì và mở rộng các làng nghề truyền thống tại nông thôn, đây chính là khu vực thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
- Đẩy mạnh nâng cao chất lượng lao động nông thôn thông qua các công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho nông dân, trang bị học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, hiểu biết thị trường cho lực lượng lao động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Để làm tốt nội dung tổng quát trên, huyện Kim Sơn tập trung vào một số giải pháp cụ thể:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của huyện về phát triển nguồn nhân lực, về công tác dạy nghề, về vị trí, vai trò của dạy nghề đối với sự phát triển KT - XH
của địa phương; Tăng cường sự phối hợp hoạt động tư vấn nghề tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề cả tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, nhằm tạo điều kiện cho nguời lao động có điều kiện lựa chọn ngành nghề phù hợp.
Các ngành chức năng và Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm của huyện tăng cường các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu cơ bản, ổn định về nghề của đội ngũ lao động nông thôn và yêu cầu về sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề trong các ngành, các địa phương trên địa bàn huyện. Đây là một việc làm hết sức quan trọng, với mục đích là nhằm xác lập mối quan hệ tương tác giữa nhu cầu và yêu cầu. Việc định hướng này bảo đảm được quyền (hay nhu cầu cơ bản, ổn định) của số lao động nông thôn trong việc học nghề theo hướng bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của từng vùng và của các xã, thị trấn trong huyện. Từ đó mỗi ngành, mỗi địa phương cũng cần phải điều chỉnh yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo quyền lợi của người lao động nông thôn trong việc học nghề. Việc nắm bắt nhu cầu và yêu cầu cần phải được tiến hành trước, phải thường xuyên với quy mô và mức độ khác nhau, để kịp thời bổ sung những thông tin về những nghề mới. Quyền học nghề của lao động nông thôn là giúp cho Trung tâm và các cơ sở dạy nghề phân nhóm đối tượng học nghề từ đó có kế hoạch mở các khóa đào tạo dạy nghề cho phù hợp.
Hai là, xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề; trong đó, chú trọng phát triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giỏi để phục vụ các cơ sở tạo nghề. Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, đặc biệt những hình thức dạy nghề thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, thông qua chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật...
Huyện tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài huyện đầu tư mở rộng các cơ sở dạy nghề cho người lao động.
Ba là, thúc đẩy việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo phương châm xã hội hóa với vai trò giám sát của các ngành chức năng từ huyện đến cơ sở. Cần có các hình thức xã hội hóa trong công tác dạy nghề, từ đó sẽ hình thành những mô hình dạy nghề phù hợp. Đó là sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị -
xã hội hay xã hội - nghề nghiệp (nông dân, công đoàn, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật...) tổ chức dạy nghề có tính đại trà tại các xã, thị trấn trong huyện; phối hợp dạy nghề với sự tham gia của các doanh nghiệp, các nhóm làng nghề (mây tre đan, cói bèo, đồ gỗ gia dụng, nuôi trồng thủy hải sản...) tổ chức dạy nghề truyền thống của địa phương.
Cùng với việc xã hội hóa, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của việc đào tạo nghề thì việc quản lý tốt các cơ sở dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, chuẩn hóa chương trình dạy nghề, chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề cho trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm cấp huyện là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ hướng về xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động, đặc biệt lao động nông thôn ở những ngành đảm bảo tăng việc làm nhanh và duy trì được sự cân bằng giữa tăng việc làm với tăng năng suất lao động (như may mặc, hàng cói, bèo bồng khẩu, chế bíên nông sản…) giải pháp này có ý nghĩa như một cú “huých” trong việc dịch chuyển một bộ phận lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, giải quyết tình trạng lao động dư thừa ở nông thôn hiện nay.
Bốn là, lực lượng lao động tại chỗ dồi dào, có tay nghề cao và kỷ luật bao giờ cũng là điều hấp dẫn số một đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn. Do đó phải đầu tư thích đáng vào đào tạo, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực ở nông thôn, nhất là đào tạo người có tay nghề cao, các nghệ nhân trong các làng nghề. Đây là giải pháp vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài đón đầu và đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đẩy mạnh việc xã hội hoá đào tạo nghề, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia công tác dạy nghềcho nông dân; trước hết ưu tiên đào tạo nghề cho nông dân nơi bị thu hồi đất.
Khuyến khích và đầu tư mạnh hơn nữa vào phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề ở nông thôn. Thực hiện tốt các chương trình đầu tư của nhà nước và các chương trình, dự án của các nhà tài trợ, nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao nhận thức về việc làm và khả năng tìm kiếm việc làm cho người lao động nông thôn.
Năm là, cần có chính sách, biện pháp cụ thể khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực. Điều này là đặc biệt quan trọng có tính điều kiện để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và là điều kiện để sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Các cơ quan chức năng và trung tâm dạy nghề cần coi trọng công tác hướng nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là công tác quan trọng không kém cùng với công tác đào tạo nghề. đểlàm tốt được công tác này, việc hướng nghiệp và đào tạo nghềcho lao động nông thôn cần phải được gắn với việc quy hoạch phát triển nông nghiệp và XDNTM, yêu cầu nhân lực của từng vùng và từng địa phương để phát triển cơ sở đào tạo nghề, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sự phát triển của mỗi một vùng, một một địa phương trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Ưu tiên dậy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, hộ nghèo, người tàn tật, người thuộc diện có đất thu hồi... Cùng với đó, phải tăng cường đào tạo và tái đào tạo nghề trong xã hội đối với lao động nông thôn, cả về số lượng và chất lượng. Đối với khu vực nông thôn, việc đào tạo và tái đào tạo nghềchỉ đạt chất lượng và hiệu quả khi việc triển khai thực hiện công tác này gắn liền với việc bố trí, sắp xếp lại không gian nông nghiệp và sự phát triển xã hội ở nông thôn. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế hiện nay thì cần phải gắn với việc sắp xếp, tổ chức lại những vùng chuyên canh nông nghiệp và từng lĩnh vực kinh tế trọng điểm của huyện.
Sáu là, cần quan tâm việc dạy nghề cho lao động nông thôn theo hướng gắn với mô hình sản xuất kinh doanh, quy hoạch của huyện và phải thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như dạy tại các cơ sở dạy nghề, dạy theo đơn đạt hàng của các doanh nghiệp, dạy nghề gắn với các vùng chuyên canh, làng
nghề, dạy nghề cho những nông dân cần chuyển đổi nghề nghiệp; đào tạo nghề lưu động cho nông dân tại các thôn, xóm ở các xã. Đồng thời cũng cần phải đa dạng hoá các loại nghề phù hợp với từng loại đối tượng học nghề.
Bẩy là, mở rộng quy mô, hệ thống đào tạo của huyện như mở rộng hội ngành nghề nông thôn, ưu tiên phát triển ngành nghề truyền thống tại các làng nghề và các nghề mới. Thực hiện công tác khuyến nông, khuyến công đối với vùng nông thôn nhằm nâng cao kỹ năng làm việc cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh xã hội hoá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo ra mạng lưới các trường, trung tâm, điểm dạy nghề, đáp ứng được mục tiêu chuyến dần lực lượng lao động có quy mô lớn từ nông nghiệp, chưa qua đào tạo, sang lao động công nghiệp, dịch vụ đã được đào tạo, nhất là những ngành nghề có trình độ cao để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của huyện trong xây dựng nông thôn mới.
Tám là, phát huy vai trò quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng từ huyện đến cơ sở trong lĩnh vực dạy nghề, đồng thời các ngành chức năng và Trung tâm dạy nghề của huyện cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với chương trình khuyến nông, khuyến công và khuyến ngư...Sự phối hợp này càng chặt chẽ, nhịp nhàng, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn càng đáp ứng tốt hơn cho sự phát triển kinh tế nông thôn trong XDNTM trên địa bàn huyện và nhu cầu của người học nghề.
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết đào tạo giữa các đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo; đa