- Nguyên nhân chủquan
4.2.8. Tăng cường năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước và các tổchức đoàn thể
đoàn thể
* Đổi mới và tăng cường quản lý Nhà nước
Các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp huyện đến cơ sởtiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, khắc phục tình trạng nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân. Tình trạng yếu kém về quản lý nhà nước đối với KTNT do một số nguyên nhân chính như: Bộ máy cấp xã đông người nhưng lại thiếu biên chế chuyên lo phát triển nơng nghiệp và KTNT. Chính quyền cấp xã thường khơng có phương pháp và khơng nắm sát được các diễn biến và nhu cầu KTNT nên thường báo cáo lên cấp trên những số liệu khơng có thật hoặc thiếu đầy đủ. Đã có khơng ít trường hợp kết quả tổng hợp của các cơ quan chuyên môn cấp trên trái ngược so với thực tế. Rất nhiều vấn đề bức xúc xã hội (Rau nhiễm chất độc, ô nhiễm, thuốc bảo vệ thực vật giả…) chưa được khắc phục do khơng có cơ chế và đặc biệt là khơng có người quản lý từ cơ sở. Hoạt động KTNT rất đa dạng và
dễ gặp rủi ro lên rất cần phải có một đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật làm nịng cốt cho sự phát triển. Song do khơng có cơ chế khuyến khích phù hợp nên khu vực này vẫn thiếu nghiêm trọng, các dịch vụ tư vấn kinh tế - kỹ thuật chậm phát triển và người thiệt thịi nhất chính là nơng dân.
Thực trạng trên đang là phổ biến của các địa phương trong cả nước, phản ánh mặt yếu nội tại của bộ máy và cơ chế quản lý nhà nước ở khu vực kinh tế nông thôn. Cần đổi mới và tăng cường quản lý Nhà nước như:
- Nâng cao vai trò tham mưu của Phịng nơng nghiệp là cơquan giúp UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bố trí cán bộ với các chun mơn phù hợp của huyện như: kỹ sư nông nghiệp, kỹ sư thủy sản, chăn nuôi... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm thú y, Đội quản lý đê điều cho phù hợp. Tránh tình trạng như hiện nay là các cơ quan trên đều do ngành dọc của tỉnh quản lý, khi có dịch bệnh hoặc việc đột xuất xẩy ra khơng có cơ quan nào điều hành, sự phối hợp khơng đồng bộ, do đó hiệu quả khơng cao trong thực hiện nhiệm vụ chung.
- Tiếp tục sắp xếp, củng cố và tăng cường bộ máy quản lý nhà Nước về nông nghiệp, nông thôn từ huyện đến cơ sở. Mỗi xã có một cơng chức có trình độ cao đẳng hoặc đại học chuyên trách về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa; kiểm sốt giống cây trồng vật ni, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật...để tránh tình trạng hàng kém chất lượng lưu thơng trên thị trường. Nâng cao năng lực của các cơ quan tham mưu về cơ chế, chính sách, quản lý chất lượng, mơi trường sinh thái.
- Hình thành các trạm kỹ thuật nơng nghiệp ở các xã, hoạt động theo hình thức sự nghiệp có thu, mỗi trạm có từ4 - 6 nhân viên trên các lĩnh vực khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, kiểm lâm, các trạm kỹ thuật nơng nghiệp xã có thể làm dịch vụ cung cấp thơng tin thị trường và tư vấn sản xuất nông nghiệp cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn… Cũng cần chuyển một số nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cơng hiện đang do các cơ quan chính quyền quản lý sang cho các đồn thể hoặc tổ
chức cá nhân, cộng đồng đảm nhiệm, nhất là các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật…
* Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể
Vai trị của các tổ chức đồn thể ở khu vực nông thôn như: Mặt trận Tổ quốc, Hội nơng dân, Cơng đồn, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đồn thanh niên...tích cực tham gia chỉ đạo, hướng dẫn, vận động các tầng lớp nhân dân, phải luôn hướng vào phục vụ dân, sát với dân, đểdân tin cậy thực hiện tốt chương trình xây dựng nơng thơn mới và tựnơng dân ý thức vươn lên làm giàu cho chính mình.
Tóm lại, Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cần phải quán triệt các quan điểm nêu trên, đặt chúng trong một mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, vai trị lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị, sự tham gia của các thành phần kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn. Đồng thời, gắn kinh tếnông thôn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng nhằm tạo ra sự phát triển bền vững. Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, gắn kết với các mục tiêu đề ra. Trong các giải pháp cần chú trọng giải pháp về phát triển lực lượng sản xuất, nó sẽ tạo tiền đề thúc đẩy quan hệ sản xuất, phát triển.
KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thơn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nơi có đơng đồng bào cơng giáo, là nội dung chính, là hướng đi tới các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố tác động tích cực, giảm các yếu tố tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế nông thôn, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình XDNTM ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nội dung của luận án đã làm rõ một số kết quả sau:
1. Kinh tếnông thôn trong xây dựng nông thôn mới là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp, cùng với các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nơng thơn gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Là tổng thể các quan hệ kinh tế có quan hệ hữu cơ với nhau trong khu vực nơng thơn và trong tồn bộ vùng, địa phương, nền kinh tế quốc dân; nhằm làm cho khu vực nơng thơn có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp sản xuất hàng hố với phát triển nhanh cơng nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển đô thị theo qui hoạch; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
2. Phát triển kinh tế nơng thơn có vai trị quan trọng đối với q trình xây dựng nơng thôn mới; phát triển KTNT trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM có mối quan hệ hữu cơ gắn bó chặt chẽ với nhau khơng thể tách rời, là cần thiết khách quan đối với mỗi địa phương trong cả nước. Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới gồm nhiều nội dung, trong đó đặc biệt chú trọng nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; đào tạo nguồn nhân lực ở nơng thơn; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn; nâng cao thu nhập, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới gồm: các chỉ tiêu trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của KTNT; các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp. Đồng thời luận án nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế và trong nước về phát triển KTNT
trong XDNTM. Trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo bổ ích cho huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nơng thơn mới đó là: Tăng cường vai trị lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và vai trò của các tổchức chính trị ở nông thôn; Coi trọng công tác xây dựng quy hoạch, đề án có ý nghĩa hết sức quan trọng; Tập trung mọi nỗ lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành nghề ở nông thôn; Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn là khâu đột phá trong quá trình xây dựng nông thôn mới; Lựa chọn các ngành nghề, sản phẩm có lợi thế so sánh.
4. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2013 đã đạt được những kết quả nhất định. Song vẫn cịn tồn tại những hạn chế như: Nơng thơn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện chậm, chưa bền vững; Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng còn thiếu, chưa đồng bộ; Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đổi mới còn chậm; Tiếp thu, chuyển giao những tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được sản phẩm có giá trị, hiệu quả kinh tế cao, có sức cạnh tranh lớn; Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nơng thơn cịn thấp, số hộ nghèo còn cao... Nguyên nhân của hạn chế thuộc cả khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là: Công tác xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch chưa thực hiện tốt; Trình độ lao động, trình độ khoa học - cơng nghệ cịn thấp; Cơ chế, chính sách để thực hiện phát triển kinh tế nông thôn chưa đồng bộ; Nhận thức của một số cấp ủy chính quyền các cấp về vị trí, vai trị của nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn chưa đầy đủ.
5. Đểphát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thời gian tới, luận án đưa ra 5 quan điểm đó là: Phát triển kinh tế nơng thôn trong xây dựng nông thôn mới phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị thực hiện; Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải gắn với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn; Phát triển kinh tế
nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế; Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nơng thơn mới phải là sự nghiệp của tồn dân, trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng của các thành phần kinh tế; Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ vững chắc an ninh, quốc phòng. Đồng thời luận án đề xuất 8 giải pháp gồm: Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Phát triển kinh tếnơng thơn tồn diện theo hướng hiện đại; Huy động các nguồn vốn và đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế nông thôn; Xây dựng, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn; Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Tổ chức thực hiện hiệu quả hệ thống các chính sách; Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; Tăng cường năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước và các tổ chức đoàn thể.