nông thôn mới
Một là: Điều kiện tự nhiên. Theo kiến tạo địa hình, nước ta có thể chia thành 3 vùng
lớn: Miền núi và trung du; đồng bằng; ven biển và hải đảo. Mỗi vùng có điều kiện tự nhiên (địa hình, thổ nhưỡng, tiểu khí hậu...) khác nhau, điều đó đã quyết định khơng nhỏ tới khả năng phát triển kinh tế nói chung và KTNT ở mỗi vùng nói riêng.
Miền núi và Trung du có lợi thế đất rộng, khí hậu đa dạng… có thế mạnh về phát triển kinh tế rừng, các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc, các nghề thủ công truyền thống… nhưng bất lợi là hạ tầng kém phát triển, trình dộ dân trí thấp, dân cư phân bố thưa…
Vùng đồng bằng tuy đất hẹp nhưng có lợi thế là hạ tầng phát triển, lao động có trình độ cao, tương đối dồi dào tạo thuận lợi cho thâm canh các loại cây có trình độ canh tác cao như: rau, hoa, lúa gạo, nuôi thuỷ sản và phát triển các loại nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Vùng ven biển, hải đảo có nhiều thủy hải sản phong phú, đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên phong phú ở thềm lục địa, tạo điều kiện cho phát triển nghề đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến, hệ thống các cảng biển và các ngành dịch vụ biển.
Vấn đề của các nhà hoạch định chính sách là phải xác định đúng lợi thế của mỗi vùng để bố trí sản xuất phù hợp và tạo các điều kiện để khai thác hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai, khí hậu…
Hai là: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Lịch sử phát triển kinh tế hàng hoá đã
chứng minh rằng hạ tầng KT - XH đóng vai trị đặc biệt quan trọng đến sự phát triển KT - XH của mỗi quốc gia. Nó đóng vai trị to lớn trong việc tạo sự liên kết giữa nông thôn với thành thị, giữa các vùng xa xôi với các trung tâm, tạo cơ hội cho phát triển các vùng khó khăn và điều kiện để khai thác được nguồn lực từcác vùng sâu, vùng xa, nó tác động đến sự phát triển đồng đều trong cả nước và làm giảm bớt sự cách biệt giữa đơ thị và nơng thơn. Vì vậy, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng được coi là tiêu chí đánh giá sự phát triển của một quốc gia.
Trong hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH nơng thơn thì kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nơng thơn có vai trị đặc biệt quan trọng, đó là giao thơng, điện, thuỷ lợi, thơng tin liên lạc, trạm y tế, trường học… ởcác nước thành công trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đều đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đi trước để làm môi trường hấp dẫn, lôi kéo các nhà đầu tư về nông thôn.
Trung Quốc đã tổng kết: “đường to thì phát triển lớn”. Thực tế ở nước ta đã chứng minh: Nơi khó khăn đều là nơi yếu kém về kết cấu hạ tầng nhất là giao thông và ngược lại giao thơng đi đến đâu thì phát triển kinh tếxã hội đến đó, điện đi đến đâu văn minh đến đó. Hạ tầng KT - XH nước ta trong giai đoạn vừa qua tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chất lượng còn thấp và thiếu, đặc biệt là vùng đồng bằng sơng Cửu long và miền núi. Nói chung hạ tầng KT - XH ở nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Ba là: Việc ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ vào sản xuất và dịch vụ. Bài học của các nước phát triển đã cho chúng ta thấy họ đều thành công
trong việc đầu tư mạnh để tiếp thu và ứng dụng thành tựu mới nhất của KH - CN. Ngày nay họ có điều kiện để ra sức sử dụng các thành quả trí thức, thơng tin, cơng nghệ mới để tiếp tục củng cố vị thế của mình và áp đặt trật tự cho kinh tế thế giới.
Do đó, đối với nước ta là nước đang phát triển, muốn khơng bị tụt hậu, khơng có cách nào khác là phải chủ động tiếp thu ứng dụng KH - CN vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có KTNT. Chuyển dịch cơ cấu KTNT theo hướng CNH, HĐH là một cuộc cách mạng, trong đó KH - CN giữ vai trò chủ yếu. Nhiệm vụ hàng đầu đặt ra là phải tận dụng được lao động, đất đai để phát triển sản xuất, nhưng nếu khơng có trí thức mới, khơng đổi mới công nghệ và cách tổ chức sản xuất kinh doanh thì lao động và đất đai cũng sẽ khơng được khai thác và sử dụng tốt kéo theo hình thức sản xuất và đời sống nơng dân sẽ khơng nâng lên được.
Nước ta lại có bình qn đất nơng nghiệp trên đầu người ở mức thấp nhất thế giới (0,13 ha/người), như vậy chỉ có cách tốt nhất để nâng cao thu nhập cho nông dân bằng cách tăng giá trị sản xuất/ha. Trong điều kiện năng suất lao động,
năng suất đất đai, năng suất sinh học trong nơng nghiệp của nước ta đều cịn thấp thì việc ứng dụng KH - CN cần tập trung vào một số vấn đềnhư: áp dụng công nghệ sinh học để tạo giống tốt; đưa nhanh công nghệ mới vào tất cả các khâu sản xuất, thu
hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ nông phẩm; ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi trồng và chế biến rau quả thực phẩm; xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao dựa vào công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, để tạo ra những hình mẫu thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp.
Cùng với việc tập trung cao cho ứng dụng KH - CN vào sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, cần phải đầu tư ứng dụng KH - CN vào các ngành nghề công
nghiệp, thủ công nghiệp nông thôn trước hết là các làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy nhiều làng nghề bị suy yếu, mai một chính là do khơng đứng vững trước sự cạnh tranh của công nghệ mới. Những làng nghề phát triển được là do biết đầu tư, tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) là một trong những hình mẫu thành công từviệc chuyển sử dụng than sang khí đốt nên chất lượng sản phẩm được nâng cao, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường và sản lượng đã tăng lên nhiều lần. Ngoài ra các hộ làm gốm ở Bát Tràng cũng sớm sử dụng Intenet để tiếp thị với thị trường thế giới và trong nước nên làng nghề ngày càng phát triển, mỗi ngày thu hút hàng ngàn lao động từ nơi khác về làm thuê mà vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu.
Bốn là: Chất lượng nguồn nhân lực nơng thơn. Q trình đẩy mạnh CNH, HĐH
chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội có việc làm cho người lao động nhưng đồng thời cũng đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Ngược lại khi có đơng đảo lực lượng lao động trình độ cao sẽ thúc đẩy mạnh hơn q trình và hiệu quả CNH, HĐH. Đã có kết quả nghiên cứu trong nơng nghiệp ở nước ta chứng minh rằng: Năng suất tăng 7% khi nhóm hộ sản xuất có trình độ học vấn dưới phổ thơng trung học; Nhưng tăng 11% đối với nhóm có trình độ tốt nghiệp phổ thơng trung học.
Khoảng cách về trí thức và thơng tin giữa nơng thơn và thành thị ở các nước đang phát triển như nước ta thường rất lớn. Đó là nguyên nhân của sự cách biệt về
phát triển giữa thành thị và nông thôn. Do đó để thúc đẩy phát triển nơng thơn nói chung và KTNT nói riêng thì yếu tố hàng đầu phải có chiến lược phát triển tri thức và sử dụng tri thức cho phát triển. Nhân tố quan trọng hàng đầu để thực hiện chiến lược là phát triển con người, phát triển việc giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, không chỉ cho lao động nông nghiệp mà còn chuẩn bị cho lực lượng lao động trẻ, khoẻ cung cấp cho các ngành công nghiệp, dịch vụ khác.
Năm là: Sự phát triển các chủ thể sản xuất hàng hố ở nơng thôn. Thực hiện phát
triển kinh tếnơng thơn trong q trình hình thành nền kinh tếthị trường định hướng XHCN tất yếu xuất hiện những chủ thể sản xuất hàng hố, đó là: Hộ Nơng dân, trang trại, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp nông thôn. Các chủ thể sản xuất đó là cơ sở, tiền đề mang tính khách quan đảm bảo cho kinh tế hàng hố nơng thơn ra đời, phát triển. Nói cách khác, thiếu những chủ thể đó tất khơng thể xây dựng, phát triển kinh tế hàng hố ở nơng thơn được.
+Về hộ nơng dân, lịch sử của q trình hình thành, phát triển sản xuất hàng hố đã
chứng minh, bước khởi đầu của sự phát triển sản xuất hàng hoá được xuất phát từ kinh tế hộ nơng dân. Thực tiễn phát triển kinh tế hàng hố nông thôn trên thế giới đã chứng minh vai trị to lớn, khơng thể thiếu được của kinh tế hộ nông dân - nông trại gia đình. Trong các nước khối thị trường chung châu Âu, từ giữa thế kỷ XIX đến nay trong nơng nghiệp tồn tại hình thức nơng trại gia đình là phổ biến, đại đa số các nơng trại có quy mơ vừa và nhỏ. Thí dụ, ở Hà Lan tồn bộ nền sản xuất nơng nghiệp được tổ chức theo nơng trại gia đình; ở châu Mỹ, nơng trại gia đình là lực lượng chủ yếu cung cấp nơng sản cho xã hội. Các nước châu Á như Malaysia, Philippin, ThaiLand…cho rằng “mơ hình hộ” là đơn vị kinh tế cơ sở dễ dàng “xoay sở” để tìm kiếm phương thức khai thác các nguồn lực để tái sản xuất trong những điều kiện của nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn.
Đối với nước ta, việc thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, cùng với các chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước về ruộng đất, tín dụng, giá cả… đã thực sự giải phóng người nơng dân, giải phóng sức sản xuất ở nơng thơn, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và KTNT phát triển. Vai trò của kinh tế hộ đã thể hiện rõ lợi thế ở các mặt sau:
Ở trình độ sản xuất nơng nghiệp chưa cao như nước ta thì tổ chức sản xuất theo quy mơ hộ gia đình trước mắt và lâu dài thích hợp với q trình sản xuất nơng nghiệp. Bởi lẽ, q trình sản xuất nơng nghiệp chia thành các giai đoạn như sản xuất, thu hoạch, bảo quản, lưu thơng. Đặc tính sinh học đã chi phối tồn bộ các giai đoạn đó. Q trình sinh trưởng, chuyển hố của cây trồng, vật ni chịu ảnh hưởng của quy luật tự nhiên và điều kiện mơi trường, thời tiết, khí hậu. Q trình này đòi hỏi người chủphải thực sự quan tâm, với ý thức làm chủ cao. Trong nông nghiệp, người nông dân không thểlàm công đơn thuần với sốgiờ trong ngày nhất định, mà phải có sự gắn bó máu thịt với các tư liệu sản xuất, ruộng đất, cây trồng, vật nuôi.
Trong điều kiện sản xuất hiện nay và trong một số năm tới, kinh tế hộ gia đình là mơ hình khá thuận lợi cho việc áp dụng những thành tựu KH - CN mới vào sản xuất. Với trình độ phát triển của LLSX cịn hạn chế thì q trình chuyển giao cơng nghệdo hộ gia đình thực hiện sẽ diễn ra nhanh, gọn, có hiệu quả, đảm bảo một cách chặt chẽ giữa kỹ thuật, công nghệ thủ công với kỹ thuật, công nghệ hiện đại; giữa sản xuất với tiêu dùng của xã hội, nhằm tạo ra số lượng sản phẩm ngày càng nhiều, chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng, chất lượng ngày càng tăng lên.
+ Về kinh tế trang trại gia đình, kinh tế trang trại được hình thành và phát triển từ cơ sởkinh tế hộ gia đình trong quá trình phát triển kinh tế hàng hố nơng thơn là tất yếu. Trong nền kinh tế hàng hố, các hộ nơng dân nhằm mục đích thu lãi cao nhất, họ đã bằng mọi cách đáp ứng nhu cầu thị trường. Do sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan tất yếu dẫn đến xu hướng: Những hộ nơng dân có năng lực tổ chức sản xuất, có kinh nghiệm, vốn, đất đai, có trình độ khoa học, công nghệ… từng bước phát triển quy mơ sản xuất và hình thành kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại ra đời từ cơ sở các hộ ở nông dân sau khi phá vỡ cái “vỏ bọc” sản xuất tự cấp, tự túc, khép kín, vươn lên sản xuất hàng hố, tiếp cận thị trường, từng bước thích nghi với mơi trường cạnh tranh.
Kinh tế trang trại khác với kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc. Các Mác đã từng đề cập đến vấn đề này: Người chủ trang trại bán ra thị trường đại bộ phận sản phẩm làm ra, cịn người tiểu nơng thì tiêu dùng đại bộ sản phẩm làm ra, mua
bán càng ít càng tốt. Kinh tế trang trại ra đời đã thực sự tạo cơ sở, tiền đề cho hộ nông dân bứt ra khỏi hồn tồn quỹ đạo tiểu nơng, tiến lên sản xuất nơng sản hàng hố. Cụthể:
- Phá bỏ kiểu sản xuất tự cấp, tự túc, khép kín của nền kinh tế tự nhiên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hoá theo hướng sản xuất lớn, hình thành các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu phong phú, đa dạng phục vụ cho q trình CNH, HĐH, đặc biệt là ngành cơng nghiệp chế biến nông sản.
- Cung ứng nơng sản hàng hố với số lượng lớn, nhiều chủng loại cho thị trường, góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng về nông sản của thị trường.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh nơng nghiệp, từ đó năng suất lao động tăng, giá thành hạ.
- Khai thác, phát huy được tiềm năng đất đai (khai hoang, phục hoá, thâm canh, tăng vụ…), vốn nhàn rỗi và lao động dư thừa ở nơng thơn, kích thích, tích tụ đất đai, thúc đẩy q trình chun mơn hố lao động trong nơng nghiệp.
- Thực tế phát triển và điều kiện hiện nay, có thể thấy kinh tế trang trại là mơ hình kinh tế thích hợp, là hình thức QHSX phù hợp với trình độ phát triển LLSX ở nơng nghiệp và nơng thơn trong q trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường. Thực tế ở nước ta hiện nay kinh tế trang trại đang phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, các trang trại hoạt động có hiệu quả, tỷ trọng hàng hoá ngày càng nâng lên.
+ Các tổ chức kinh tế hợp tác, kinh tế hộ là cơ sở, tiền đề phát triển KTNT, đó là một tất yếu đã được lịch sử chứng minh. Song, khơng phải vì thế mà chúng ta tuyệt đối hố vai trị kinh tế hộ trong q trình phát triển KTNT. Ngồi ưu điểm lợi thế của kinh tế hộ nó cịn có những giới hạn nhất định ảnh hưởng đến quá trình phát triển KTNT. Quá trình phát triển KTNT là quá trình phát triển các ngành nghề, hình thành nhiều lĩnh vực đảm bảo cho quá trình phát triển sản xuất cho nên có những lĩnh vực mà kinh tế hộ khơng đảm bảo được, hoặc có thực hiện thì hiệu quả vẫn thấp như lĩnh vực lưu thơng, dịch vụ, tín dụng, chế biến nơng, lâm, thuỷ sản… Đồng thời quá trình phát triển KTNT buộc các hộ phải quan tâm đến năng suất lao động, cốt lõi là phải đổi mới trang bị kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến, địi hỏi phải có lượng tiền vốn lớn, điều đó đã vượt quá khả năng của từng hộ gia đình. Trong tình hình đó, các hộ gia đình khơng cịn cách nào khác là phải hợp tác với nhau mới có khả năng phát triển. Vậy là phát triển KTNT đã đến lúc phải gắn liền với xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác (bao gồm trình độthấp là tổ hợp tác, trình độ cao hơn là HTX không chỉtrong các lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp mà cịn cả ngành nghề, dịch vụ ở nơng thơn. Đó là xu hướng có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn trong nông nghiệp, nơng thơn, là q trình xã hội hố sản xuất từthấp đến cao ởnơng thơn.
Ở nước ta hiện nay, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX được coi là một trong các thành phần kinh tế có vai trị quan trọng, cùng với kinh tế Nhà nước ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Đó cũng là nền tảng chính trị - xã hội của đất