Những kết quả

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 109 - 112)

- Về nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn: Đến nay nhiều công

4 Kinh phí thực hiện hàng năm (Tỷ đồng)

3.3.1.1. Những kết quả

- Về quy hoạch: trước năm 2008 quy hoạch đối với các xã trên địa bàn huyện chủ yếu

là quy hoạch sử dụng đất, ngồi ra chưa có quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch kiến trúc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm và qui hoạch khu dân cư

Đến năm 2013 đã có 25/25 xã đã được UBND huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung và đề án xây dựng NTM; 6/6 xã điểm đã triển khai và hồn thành việc thực hiện cơng bố, cơng khai quy hoạch chung; cắm mốc giới quy hoạch ngoài thực địa.

19/25 xã cịn lại đang rà sốt, nâng cao độ chính xác các chi tiết trên bản đồ và ký phê duyệt quy hoạch.

10/25 xã (trong đó có 6 xã điểm) đã hoàn thành việc lập và phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất.

- Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện Kim

Sơn là 12,7%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nơng, lâm, thủy sản bình quân hàng năm đạt 4,1%. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản trong 6 năm (2008 - 2013) là 1.588.134 triệu đồng, tăng 985.159 triệu đồng so với 6 năm trước đó (2002 -2007), trong đó:

+ Ngành trồng trọt giá trị sản xuất trong 6 năm (2008 - 2013) là 797.038 triệu đồng, tăng 514.294 triệu đồng so với 6 năm trước đó

+ Ngành chăn ni giá trị sản xuất trong 6 năm (2008 - 2013) là 306.362 triệu đồng, tăng 210.059 triệu đồng so với 6 năm trước đó

+ Ngành thủy sản giá trị sản xuất trong 6 năm (2008 - 2013) là 448.679 triệu đồng, tăng 240.150 triệu đồng so với 6 năm trước đó

+ Ngành dịch vụ đạt giá trị trong 6 năm (2008 - 2013) là 32.769 triệu đồng, tăng 22.385 triệu đồng so với 6 năm trước đó

+ Đối với Ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là trồng rừng ngập mặn phòng hộ ven biển, trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân

nên việc trồng mới gặp nhiều khó khăn, do đó giá trị sản xuất trong 6 năm (2008 - 2013) chỉ đạt 3.288 triệu đồng, giảm 1.727 triệu đồng so với 6 năm trước đó.

- Về chuyển dịch cơ cấu KTNT: cơ cấu kinh tế nông thôn Kim Sơn chuyển

dịch theo hướng tiến bộ. Cơ cấu kinh tế ngành chuyển biến tích cực, qua các năm tỷ trọng ngành cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, ngành dịch vụ đều tăng; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Nhưng giá trị của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đều tăng. Trong nội bộ từng ngành cũng có sựchuyển dịch tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Cơ cấu các thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế ở huyện Kim Sơn được tập trung phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện.

- Về tiếp thu, chuyển giao khoa học - công nghệ vào phát triển sản xuất:

Phương thức chuyển giao khoa học công nghệ đến nông dân được áp dụng phổ biến và có hiệu quả là: Xây dựng mơ hình, tổ chức điều tra mơ hình sản xuất có hiệu quả trong thực tiễn sản xuất để tổ chức hội nghị đầu bờ, thảo luận, trao đổi trực tiếp; sau đó hỗ trợ cho một số hộ ứng dụng mơ hình sản xuất từ đó nhân ra diện rộng. Đây là con đường ngắn nhất để đưa kết quảnghiên cứu từ các cơ sở nghiên cứu đến thực tiễn trên đồng ruộng. Đến nay Kim Sơn đã triển khai thực hiện mơ hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa tại 7 xã, với 280 ha; triển khai ứng dụng khoa học công nghệ nuôi tôm sú, tôm thẻ thâm canh phát huy lợi thế vùng tại xã Kim Đông, với 6 ha, bước đầu cho kết quả tốt; trên địa bàn huyện đã có 72 mơ hình sản xuất trang trại, gia trại có hiệu quả, chủ yếu là tiếp thu áp dụng khoa học - cơng nghệ về giống, biện pháp chăm sóc, phịng trừ dịch bệnh trong: Trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, ni trồng thủy sản, nuôi một số con ni q địi hỏi kỹ thuật, tay nghề cao... Đối với trồng trọt: Trồng, sơ chế cây dược liệu (cây trạch tả, bạch chỉ, chuật nam), trồng hoa huệ, trồng rau giống, trồng luân canh cà chua, bí xanh, dưa lê: Đối với nuôi trồng thủy sản: Nuôi tôm thẻ, cá lóc bơng, cá diêu hồng, sản xuất giổng thủy sản, mơ hình lúa - cá; mơ hình ni cá kết hợp nuôi vịt, chăn nuôi, trồng trọt: Đối với con ni có giá trị kinh tế cao: Ni rắn, rắn nước, ba ba; Trong sản xuất lúa: Đến nay 100% diện tích mạ được gieo trên

nền đất cứng, vụ Đơng - Xuân được che phủ nilon chống rét, đã cơ giới hóa 100% diện tích làm đất, tuốt lúa và khoảng 30% khâu thu hoạch lúa.

- Về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế:triển khai đồng bộ các giải pháp tổ

chức thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tếnhư: đường trục xã, liên xã, trục thơn xóm, đường ngõ xóm và đường trục chính nội đồng trên địa bàn tồn huyện. Trong thời gian thực hiện xây dựng nông thôn mới các xã tiếp nhận 14.163,24 tấn xi măng, đổ bê tông làm mới và nâng cấp 126,6 km đường giao thơng thơn xóm. Hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn từng bước được xây dựng, hoàn thiện gắn với quy hoạch lại khu dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.

Khi triển khai thực hiện xây dựng nơng thơn mới tồn huyện đã cải tạo và nâng cấp 70,26km kênh mương, tổng giá trị bằng 43.776 triệu đồng, trong đó 100% vốn từ ngân sách Trung ương.

- Về điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt: Trước khi thực hiện xây dựng

nơng thơn mới có 100% số xã trong huyện có điện lưới quốc gia. Trong những năm gần đây hệ thống điện ở các xã phần lớn đã bàn giao cho ngành điện quản lý và khai thác (hiện còn 7 xã chưa bàn giao cho ngành điện), hệ thống điện các xã đã được đầu tưnâng cấp. Toàn huyện có 84 km đường dây cao thế, 600 km đường dây hạ thế; 99 trạm biến áp. Số hộ được sử dụng điện thường xun, an tồn đạt 80% (tiêu chí yêu cầu 99%).

- Về đổi mới hình thức tổ chức sản xuất: Hết năm 2013 có 5 xã đã cơ bản

thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa là: Yên Lộc, Thượng Kiệm, Đồng Hướng, Lai Thành và Văn Hải, sốthửa bình quân trước dồn điền đổi thửa của 5 xã là 2,74 thửa/hộ, sau dồn điền đổi thửa còn 1,3 thửa/hộ; đã vận động nhân dân hiến góp 503.663 m2 đất lúa và 16.214 triệu đồng để đầu tư làm mới và nâng cấp hệ thống kênh mương, đường nội đồng theo quy hoạch.

Duy trì hoạt động của các HTX nơng nghiệp, HTX thủy sản nhất là khâu dịch vụ; các làng nghề truyền thống tiếp tục phát huy tác dụng trong cơ chế mới, nâng cao giá trị sản phẩm, sức cạnh tranh, góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân.

- Về thu nhập của nhân dân và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái:

ngày càng được cải thiện; công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến tiến bộ; công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái được nâng cao.

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w