Những hạn chế

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 113 - 116)

- Về nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn: Đến nay nhiều công

4 Kinh phí thực hiện hàng năm (Tỷ đồng)

3.3.2.1. Những hạn chế

- Công tác xây dựng quy hoạch được triển khai nhưng chưa đồng bộ, tiến độ chậm, chất lượng không cao, chưa sát với thực tiễn của các địa phương trong huyện. Nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch ở các khu dân cư, thơn, xóm, xã, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác chưa được quy hoạch. Cơng tác quy hoạch cịn chồng chéo, nhà ở xây dựng tùy tiện, không gian làng xã nhiều nơi bất hợp lý... Trong quy hoạch chưa có sự liên kết giữa các xã và trong tồn huyện.

Theo kết quả điều tra của tác giả cho thấy: gần một nửa nhân dân (198/459 phiếu) đánh giá công tác quy hoạch chưa phù hợp với địa phương, trong khi cán bộ ở xã, hợp tác xã có 162/218 cho rằng là phù hợp. Như vậy, đánh giá của nhân dân và thực tế cho thấy công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức, quy hoạch cịn chủquan, nóng vội, chạy theo thời gian, chất lượng chưa cao. Vì vậy cần phải quan tâm tập trung cho cơng tác quy hoạch, quy hoạch phải đi trước, coi trọng chất lượng quy hoạch là quan trọng nhất và quy hoạch phải phù hợp với từng địa phương được công khai đểnhân dân thảo luận, bàn dân chủ.

- Chuyển dịch cơ cấu KTNT trên địa bàn huyện còn chậm, chưa bền vững; ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2013 chiếm 33,91% trong cơ cấu KTNT của huyện), trong ngành nơng nghiệp thì ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng ngành chăn nuôi, ngành thuỷ sản trong kinh tế nơng thơn cịn thấp; ngành thủy sản tăng về giá trị sản xuất nhưng giảm tỷ trọng. Sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn manh mún, nhỏ lẻ, chưa gắn với chế biến và tiêu thụ, chưa hình thành được vùng chuyên canh tập trung, sản xuất hàng hóa lớn. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao, thu nhập của người nông dân thấp, một bộ phận nơng dân khơng gắn bó với đồng ruộng hoặc chưa yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng còn thiếu, chưa đồng bộ, mạng lưới giao thông tuy đã phát triển rộng khắp song tỷ lệ được cứng hố cịn thấp (mới đạt 63%), chưa đáp ứng yêu cầu đi lại và vận tải, các tuyến đường liên thôn xây dựng trước đây chưa theo quy chuẩn, chật hẹp, khơng đảm bảo cho lưu thơng hàng hóa; giao thơng nội đồng ít được đầu tư (tồn huyện có182km đường nội đồng vẫn là nền đường đất). Thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất và dân sinh kinh tế, nhất là trong điều kiện hạn hán, lũ lụt gay gắt. Tỷ lệ kiên cố hố kênh mương thấp gây khó khăn cho cơng tác tưới tiêu. Chất lượng lưới điện nông thôn ở một số xã chưa đảm bảo, nhất là điện phục vụ sản xuất. Hiệu quả khai thác sử dụng kết cấu hạ tầng đã được đầu tưkhơng cao, thậm chí có cơng trình sử dụng khơng có hiệu quả hoặc khơng hết cơng suất; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn nhiều hạn chế, nhiều dự án đầu tư lớn nhưng chưa phát huy được hiệu quả, như: Dự án khu

neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền, dự án khu nuôi tôm công nghiệp Kim Trung... Mạng lưới chợ nơng thơn cịn nhiều bất hợp lý, phân bố không đồng đều, chủ yếu là chợ cóc, chợ tạm, tụ điểm bn bán khơng đúng nơi quy định, thiếu hệ thống phịng chống cháy nổ, xử lý rác, nước thải.

- Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đổi mới còn chậm. Kinh tế trang trại phát triển chưa hiệu quả. Theo đánh giá phân loại của huyện Kim Sơn, năm 2012 đối với HTXNN, thuỷ sản có: 10/33 hợp tác xã hoạt động khá, 21/33 hợp tác xã hoạt động trung bình, cịn 02/33 hợp tác xã hoạt động yếu kém. Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp cịn ít, hiệu quả chưa cao, kinh tế nông thôn phát triển chưa bền vững.

Qua điều tra của tác giả về các hình thức tổ chức sản xuất và phát triển KTNT cho thấy hình thức tổ chức các HTX ở khu vực nông thôn là cần thiết trong tổ chức sản xuất và phát triển KTNT. Nhưng thực tiễn cho thấy tổ chức hoạt động của hợp tác xã ở khu vực này cịn rất khó khăn, thơng qua phiếu thăm dò cho thấy 69% nhân dân đánh giá hoạt động của HTX không hiệu quả. Kinh tế của huyện Kim Sơn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp và kinh tế biển. Cư dân nông thôn chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp (đủ ăn) là chính, để có chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh là chưa có. Vì thế phải có cơ chế, chính sách phù hợp, có sự tác động của Nhà nước trên cơ sở quy hoạch theo vùng để phát triển KTNT và trên cơ sở phát triển KTNT, mới có chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy với địa phương đặc thù như huyện Kim Sơn phát triển KTNT trước hết là kinh tế nơng nghiệp phải đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất mà hạt nhân là hình thức hợp tác là quan trọng nhất.

- Tiếp thu, chuyển giao những tiến bộ KH - CN mới vào sản xuất nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có hiệu quả kinh tế, có sức cạnh tranh cao. Việc ứng dụng thành tựu KH - CN trong bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện cịn yếu, chủ yếu mang tính sơ chế, sản phẩm thơ mà chưa có cơng nghệ bảo quản chế biến mang tính hiện đại, do đó hiệu quả sản xuất khơng cao. Việc đưa KH - CN vào lĩnh vực bảo vệ mơi trường cịn yếu kém, hiện tại trên địa bàn huyện chưa có

nhà máy phân loại, sử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Áp dụng KH - CN trong xử lý rác thải mới dừng lại trong bệnh viện, các cơ sở sản xuất kinh doanh, còn rác thải dân sinh, môi trường nông thôn chưa được xử lý.

- Đời sống vật chất, tinh thần của người nơng dân vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống bảo hiểm sản xuất nơng nghiệp chưa được hình thành. Tỷ lệ hộ nghèo cịn cao. Môi trường nông thôn ngày càng bị ô nhiễm, nhận thức của một bộ phận nhân dân trong bảo vệ mơi trường cịn nhiều hạn chế. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa được quam tâm đúng mức.

Theo điều tra của tác giả: thu nhập bình quân ở huyện Kim Sơn hiện nay 19,88

triệu/người/năm, 355/459 ý kiến của nhân dân và 186/218 ý kiến của cán bộ cơ sở đánh giá là thấp và cuộc sống cịn khó khăn. Như vậy thu nhập của cư dân nơng thơn ở Kim Sơn cịn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh Ninh Bình. Các cơng trình phúc lợi, thiết chế văn hóa ở cơ sở như nhà văn hóa thơn, xóm có 159/298 khu dân cư; nhà văn hóa xã có 3/27; sân thể thao ở các xã mới có ở 16/27 xã thị trấn, chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân, cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Công tác vệ sinh môi trường là vấn đề nhân dân rất quan tâm, nhưng việc thu gom xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do khơng có kinh phí, thiết bị, hình thức xửlý, các dịng sơng bịơ nhiễm, các khu dân cư, chất thải, nước thải không được xửlý, mùi hôi ảnh hưởng đến đời sống. Như vậy công tác bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý rác thải là cấp bách, cần có đầu tư để xây dựng các cơ sở thu gom, xử lý rác thải bảo vệ môi trường.

- Nguồn nhân lực ởkhu vực nông thơn trình độ cịn thấp. Vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 35%, đặc biệt lao động có chất lượng, tay nghề cao khơng nhiều, một lực lượng lao động khơng nhỏ phải đi tìm việc làm ở xa. Cơng tác đào tạo nghề cịn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực của huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình cịn thấp, nhân lực có trình độ tay nghề cao ít.

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w