Quan điểm chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm tới:
- Cơ cấu lại cơ chế kinh tế và kết cấu lợi ích mà trọng tâm là chế độ đất đai nông thôn, với cơ cấu lại cơ chế quản lý với nội dung trọng tâm là xóa bỏ thể chế ba cấp công xã nhân dân; khôi phục, xây dựng lại chính quyền xã và thực hiện chế độ dân làng tự trị. Quá trình này lấy việc nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của nông hộ và tập thể nông dân làm điểm xuất phát để vận động phong trào hiện đại hóa làng xã với nơng nghiệp hiện đại, doanh nghiệp thôn và phát triển các huyện, thị nhỏ.
- Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, cải thiện môi trường sống, nâng cao sức khỏe con người, phát triển sự nghiệp cơng ích, bảo đảm trật tự trị an; phấn đấu xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.
Trong những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ XX, Trung Quốc đã đề ra vấn đề “tam nông”và tập trung vào ba nội dung sau: Tăng thu nhập của người dân; Tiêu thụ hàng hóa nơng sản và ổn định xã hội nơng thơn. Theo đó, mục tiêu phát triển nơng thơn Trung quốc được xác định cụ thể:
- Ủng hộ tích cực với chính sách phát triển nơng thơn, khống chế ổn định giá cả nông sản, thực phẩm, hỗ trợ nông nghiệp. Công nghiệp và đô thị hỗ trợ phát triển nông thôn và tăng cường đầu tư cho nông thôn.
- Quan điểm chỉ đạo phát triển xã hội hài hòa, trên cơ sở giữa nơng thơn và thành thị.
* Chính sách đất đai, Trong thời kỳ mở cửa thu hút đầu tư, nhiều địa phương
đã bán đất cho doanh nghiệp. Nhà nước mua đất của người dân với giá thấp, sau đó cho doanh nghiệp thuê và bán với giá cao.
- Vạch ra đường đỏ cố định đất nông nghiệp đến năm 2020, là 180 triệu mẫu (15 mẫu = 1ha) khơng được chuyển đổi mục đích sử dụng và ban hành Lật
Bảo hộ đất đai canh tác cơ bản. Trong đó quy định về phân cấp duyệt dự án đầu tư: đánh giá ảnh hưởng của dự án đầu tư và các dự án đầu tư phải được thống nhất, có chữ ký người dân rồi mới triển khai thực hiện.
- Nhà nước phân loại đất để quản lý:
+ Đất cơng ích, dùng cho các cơng trình phúc lợi sẽ do Nhà nước định giá. + Đất thương mại, giá đất tùy thuộc vào giá thị trường, do người dân và doanh nghiệp đàm phán. Nhà nước không tham gia việc định giá loại đất này; nếu người dân và doanh nghiệp không thỏa thuận được vềgiá thì chính quyền địa phương sẽ là trung gian đàm phán.
* Chính sách tín dụng, Hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại nông thôn (về thủ tục vay, lãi suất), đặc biệt xác định danh sách các doanh nghiệp “đầu rồng” tại từng vùng để hỗ trợ. Hỗtrợ phát triển hệ thống tín dụng nhỏ cho các vùng khó khăn. Hỗ trợ cổ vũ các địa phương phát triển các quỹ phát triển xã hội, lãi xuất được để lại địa phương. Cho phép các ngân hàng tư nhân, hộ kinh doanh tín dụng thành lập và phát triển, đã chính thức hóa kinh doanh tiền tệ, giảm cho vay nặng lãi ở nông thôn. Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh tiền tệ. Tổ chức, cá nhân nếu có hơn 100.000 NDT thì được phép đăng ký kinh doanh tín dụng nhưng khơng được phép huy động vốn. Nhà nước khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân thành lập các quỹ cho vay.
* Chính sách về phát triển các hội kinh tế, hiệp hội, hợp tác xã, Để tạo điều kiện cho các tổ chức này phát triển, ngày 01/7/2007, Trung Quốc ban hành Luật Tập thể các ngành nông nghiệp, Luật hợp tác xã chuyên ngành của nông dân. Nhà nước khuyến khích thành lập các hội kinh tế (kiên quyết khơng khuyến khích tồn tại và thành lập các loại hình hợp tác xã như thời bao cấp); thúc đẩy phát triển mạnh các hợp tác xã chuyên ngành theo ngành hàng, các hiệp hội ngành nghề theo và tăng cường liên kết dọc. Nhà nước khuyến khích, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp “đầu rồng” tăng cường liên kết với nơng dân để phát triển kinh tế nơng nghiệp.
* Chính sách miễn giảm thuế, Do đặc thù của Trung Quốc, trước đây
tỷ NDT, các loại thuế khác khoảng 100 tỷ NDT). Hiện nay, tất cả các loại thuế này đã được xóa bỏ, Nhà nước cải cách phân bổ đầu tư, phân chia thuế giữa Trung ương và địa phương, theo hướng tăng cường ngân sách cho cấp địa phương quyết định.
* Chính sách mơi trường, Do phát triển mạnh cơng nghiệp nơng thơn, nên
tình hình mơi trường nơng thơn xấu đi nghiêm trọng, Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề cập sâu sắc đến việc cải thiện tình hình mơi trường nơng thơn. Nhà nước đã đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt: Các cơ sở sản xuất không đạt yêu cầu về môi trường, sẽ bị đóng cửa; khoanh vùng bảo hộ sinh thái, trên cơ sở đó Nhà nước tiến hành đánh thuế, và dùng tiền thu được để cải tạo mơi trường.
* Chính sách xây dựng nông thôn mới, Tại các khu vực thử nghiệm, các
mơ hình nơng thơn mới được chú trọng xây dựng theo các mức độ, quy mô khác nhau. Những mơ hình này rất đa dạng, tùy theo cấp vùng, khơng có “bộ tiêu chí chuẩn” áp đặt cho mọi nơi. Để định hướng cho nội dung này, từ cuối năm 2004, Nhà nước đưa ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới, gồm: sản xuất và phát triển; sinh hoạt và giàu có; văn minh nông thôn; nông thôn, nông nghiệp sạch sẽ; quản lý dân chủ. Nhà nước có chính sách xây dựng nơng thơn mới trên cơ sở nguồn lực tự nhiên, điều kiện xã hội cụ thể cho từng vùng.
Như vậy, có thể thấy, Trung Quốc xây dựng nông thôn mới tập trung vào những
quan điểm, chính sách, nội dung cơ bản:
- Lấy thành thị dẫn dắt nông thôn, công nghiệp gắn với nông nghiệp là một định hướng thể hiện rõ vai trị của nơng thơn đối với phát triển kinh tế cả nước, làm cơ sở phát triển nông thôn.
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tại một số vùng được thực hiện tốt, gắn với chính sách điều hành vĩ mơ, và sự hỗ trợ đã thúc đẩy nhiều vùng nơng thơn phát triển.
- Chính sách bảo vệ đất đai nơng nghiệp đã được luật hóa, chính sách đền bù giá đất, chính sách tín dụng nơng thơn, loại hình hợp tác xã được khuyến khích.
- Bảo vệ các đối tượng yếu thếtrong xã hội, tạo sự cân bằng giữa các vùng trong cả nước.
- Một vấn đề đặt ra cho Trung Quốc là khi phát triển công nghiệp nông thôn mới quan tâm đến hiệu quả về kinh tế và xã hội, không coi trọng vấn đề mơi trường. Vì tập trung cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế tạo việc là cho người lao động trong thời gian dài đã làm cho môi trường bị hủy hoại, ô nhiễm nặng ở các vùng nơng thơn, thậm chí coi trọng lợi nhuận có những nhà sản xuất mất đạo đức, đưa ra thị trường những loại hàng hóa khơng đủ phẩm chất, mất vệ sinh an toàn thực phẩm làm hại sức khỏe của công đồng, không thể chấp nhận được.