Tổng quan về ngành dệt may thế giớ

Một phần của tài liệu 226 giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 32)

1.2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp được hình thành đầu tiên trong quá trình phát triển của nhân loại. Sau những thời gian đầu của thưở sơ khai, kết thúc thời kỳ sinh sống ăn lông ở lỗ, người cổ đại đã biết sử dụng những tấm da thú làm vật che thân. Ve lâu dài hơn, sau khi học được việc canh tác trồng trọt, con người đã biết dùng những nguyên liệu thiên nhiên để đan lát nên những tấm vải thô sơ nhất. Các nhà khảo cổ học cho rằng nguyên liệu đầu tiên của ngành dệt may là sợi lanh, tiếp đến là sự xuất hiện của các loại sợi khác như sợi len và sợi bông. Cũng giống như thời kỳ hiện đại, việc canh tác các loại cây cối phụ vụ ngành dệt may cũng phụ thuộc vào các điều kiện đất đai, khi hậu và khả năng kinh tế nhất định, điều này dẫn đến sự phân hoá việc trồng trọt ở thời kỳ cổ đại này, các nhà khảo cổ đã chỉ ra rằng, khu vực Trung Đông, Trung Á và Lưỡng Hà mạnh về hàng len do khả năng chăn nuôi các loại động vật cho lông như cừu,.. .Tại khu vực Ai Cập và Trung Mỹ dễ dàng tìm thấy các loại lanh, Ản Độ thì phổ biến với vải bông và Trung Quốc là với tơ tằm (tơ lụa). Mặt hàng dệt may được cho là được giao thương đầu tiên chính là tơ lụa. Trong nhiều thế kỷ, bằng những phương thức nuôi trồng tơ tằm của riêng mình, Trung Hoa là quốc gia duy nhất có thể sản xuất và xuất khẩu tơ tằm và lụa, từ đó hình thành ra “Con đường tơ lụa” mở đầu cho

chuỗi giao thương hàng hoá, nghệ thuật của các châu lục.

Tuy nhiên, vào những ngày đầu của ngành công nghiệp dệt may, dù luôn có những sự cải tiến trong kỹ thuật dệt may nhưng con người vẫn luôn bị phụ thuộc vào những nguyên vật liệu cơ bản nhưng những loại sợi. Mà việc trồng trọt và khai thác các loại vật liệu tự nhiên này không phải là việc đơn giản, nên đồ dệt may vẫn được cho là một trong những mặt hàng quý báu. Chỉ đến khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra tại Anh cùng với sự ra đời của máy dệt cơ khí chạy bằng động cơ hơi nước,

thì ngành dệt may mới thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nguyên liệu tự nhiên và lột xác từ ngành thủ công trở thành một ngành công nghiệp thật sự. Đền đáp lại công sức nghiên

pháp sản xuất còn chưa hoàn chỉnh nên giá thành của vải nhân tạo lúc ấy vẫn có giá thành cao. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 20, nhà máy nhân kéo sợi nhân tạo do Chardonnet thành lập đã hoạt động thành công và sản xuất trên quy mô rất lớn với một giá thành rẻ hơn nhiều so với ban đầu. Ngành dệt may kể từ đó cũng phát triển một cách nhanh chóng,

với sản lượng vải được tạo ra tăng một cách chóng mặt và liên tục có xu hướng tăng cao

cùng với đà phát triển của nền kinh tế cũng như thương mại. Những năm 1900s, sản lượng vải dệt may từ sợi tự nhiên lẫn sợi hoá học đều được tính lên đến hàng triệu tấm một năm. Nửa sau của thế kỷ 20, sản lượng hàng dệt may được đếm theo cấp số nhân so với sản lượng của nửa đầu thế kỷ này. Tuy sử dụng sợi tự nhiên tiêu tốn nhiều chi phí

và thời gian, đồng nghĩa với việc sợi nhân tạo đưa ra một sản lượng lớn, chi phí thấp và thời gian nhanh chóng; nhưng cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế năm 1973 và việc nguyên liệu của sợi nhân tạo là dầu hoả, thì việc duy trì sử dụng sợi tự nhiên cho đến hiện nay vẫn được ưu tiên trên thị trường.

Xu hướng phát triển của ngành dệt may luôn là sự thay đổi sáng tạo, điều này khiến cho lĩnh vực dệt may không chỉ luôn thay đổi về cơ sở vật chất công nghệ hiện đại mà còn luôn đổi mới về thiết kế cũng như nắm bắt thị hiếu của khách hàng. Sản phẩm của dệt may luôn luôn đa dạng, không chỉ dừng lại ở vải vóc quần áo hay những vật dụng thân thuộc ví dụ như chăn mền, rèm cửa, thảm trải sàn, thảm trải bàn hay mũ nón,.. .mà còn là thành phần cung ứng cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt khác như chế tạo các loại dây thừng, dây chão, lưới đánh bắt cá, buồm cho thuyền hay các thiết bị nội thất của các loại phương tiện vận tải.

Như vậy, có thể thấy ngành dệt may có mặt “ở mọi nơi” trong cuộc sống. Lĩnh vực dệt may cùng với công nghiệp sắt thép là hai ngành gắn liền với sự phát triển của các nước công nghiệp, điều này lý giải cho nguyên nhân vì sao các nước phát triển vẫn luôn quyết tâm bảo tồn nền dệt may trong nước, xây dựng các chiến lượn để cạnh tranh với các nước đang và kém phát triển khi họ đang đặt ngành dệt may thành trong tâm phát triển của mình. Điều này thể hiện, dệt may dù ở nền kinh tế đang phát triển hay phát triển vẫn luôn có một vị trí quan trọng, là ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu với tính cạnh tranh cao.

vào năm 2030. Ngành dệt may thế giới chiếm khoảng 1,5% - 1,7% tổng GDP toàn cầu và có xu hướng tăng trưởng ổn định.

Sơ đồ 1.5 - Quy mô tăng trưởng dệt may toàn cầu

Đơn vị: Triệu USD

CAGR: 4,6%

(Nguồn: FPT, 2017)

- Ve sản xuất:

Các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU chủ yếu tập trung và các giai đoạn mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho chuỗi giá trị ngành dệt may là thiết kế và bán hàng, marketing. Khâu mang lại giá trị thấp hơn được đặt tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Bangladesh và Pakistan và khu vực có nguồn lao động dồi dào

như Trung Quốc và Ản Độ.

Các nước đang phát triển đang dần trở thành khu vực sản xuất hàng dệt may lớn của thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ở các nước đang phát triển ngày càng tăng với tốc độ cao. Trung Quốc, Ản Độ, Việt Nam, Bangladesh và Thổ Nhĩ Kỳ là những

quốc gia xuất khẩu dệt may lớn với hơn 53% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may toàn cầu. Tuy nhiên, hoạt động gia công xuất khẩu của Trung Quốc được đánh giá rằng sẽ sớm dịch chuyển sang các quốc gia khác mà đích đến mục tiêu có thể là khu vực Việt Nam, Indonesia, Ản Độ, Myanmar,...

- Ve tiêu thụ:

Australia,... Với các nước xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Indonesia và Mexico. Những khu vực nhập khẩu chính nêu trên tuy chỉ chiếm 1/3 dân số toàn cầu nhưng lại chiếm hon 3/4 tổng giá trị dệt may toàn cầu. EU tuy hiện là thị trường lớn nhất thế giới tuy nhiên theo dự báo đến năm 2025, Trung Quốc

sẽ thay thế EU trở thành thị trường lớn nhất với 540 tỷ USD. Tiếp sau sẽ là vị trí thuộc về các thị trường như Brazil, Ản Độ,. Tốc độ tăng trưởng doanh tại thị trường Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật Bản là khá thấp (0 - 2%) so với tốc độ tăng trưởng doanh thu tại Trung Quốc và Ản Độ với chỉ số lần lượt là hon 6% và 9%.

Năm 2019, thế giới chứng kiến sự tác động của cuộc chiến tranh thưong mại giữa

hai ông lớn trên thế giới là Mỹ và Trung Quốc, điều này có tác động không hề nhỏ đến co cấu và quy mô của các ngành nghề lĩnh vực trên thế giới, và ngành dệt may cũng không nằm ngoại lệ. Xung đột Mỹ Trung đã khiến cho tổng dệt may toàn cầu 2019 chỉ tăng trưởng ở mức 3,3%, giảm sâu đến 4,1% so với năm ngoái. Top năm quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất như Trung Quốc, Pakistan, Ản Độ, Bangladesh và Việt Nam đều đối mặt với sự sụt giảm. Bên cạnh tổng cầu giảm, việc phải đáp ứng các chính sách thưong mại quốc tế, tối ưu hoá chi phí,. cũng khiến cho nền dệt may năm 2019 gặp nhiều khó khăn. Như vậy, ngoài việc theo đuổi những mục tiêu đã đề sẵn, dệt may thế giới hiện nay cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Một phần của tài liệu 226 giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w