MAY
MAY quá trình phát triển của nhân loại. Sau những thời gian đầu của thưở sơ khai, kết thúc thời kỳ sinh sống ăn lông ở lỗ, người cổ đại đã biết sử dụng những tấm da thú làm vật che thân. Ve lâu dài hơn, sau khi học được việc canh tác trồng trọt, con người đã biết dùng những nguyên liệu thiên nhiên để đan lát nên những tấm vải thô sơ nhất. Các nhà khảo cổ học cho rằng nguyên liệu đầu tiên của ngành dệt may là sợi lanh, tiếp đến là sự xuất hiện của các loại sợi khác như sợi len và sợi bông. Cũng giống như thời kỳ hiện đại, việc canh tác các loại cây cối phụ vụ ngành dệt may cũng phụ thuộc vào các điều kiện đất đai, khi hậu và khả năng kinh tế nhất định, điều này dẫn đến sự phân hoá việc trồng trọt ở thời kỳ cổ đại này, các nhà khảo cổ đã chỉ ra rằng, khu vực Trung Đông, Trung Á và Lưỡng Hà mạnh về hàng len do khả năng chăn nuôi các loại động vật cho lông như cừu,.. .Tại khu vực Ai Cập và Trung Mỹ dễ dàng tìm thấy các loại lanh, Ản Độ thì phổ biến với vải bông và Trung Quốc là với tơ tằm (tơ lụa). Mặt hàng dệt may được cho là được giao thương đầu tiên chính là tơ lụa. Trong nhiều thế kỷ, bằng những phương thức nuôi trồng tơ tằm của riêng mình, Trung Hoa là quốc gia duy nhất có thể sản xuất và xuất khẩu tơ tằm và lụa, từ đó hình thành ra “Con đường tơ lụa” mở đầu cho
chuỗi giao thương hàng hoá, nghệ thuật của các châu lục.
Tuy nhiên, vào những ngày đầu của ngành công nghiệp dệt may, dù luôn có những sự cải tiến trong kỹ thuật dệt may nhưng con người vẫn luôn bị phụ thuộc vào những nguyên vật liệu cơ bản nhưng những loại sợi. Mà việc trồng trọt và khai thác các loại vật liệu tự nhiên này không phải là việc đơn giản, nên đồ dệt may vẫn được cho là một trong những mặt hàng quý báu. Chỉ đến khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra tại Anh cùng với sự ra đời của máy dệt cơ khí chạy bằng động cơ hơi nước,
thì ngành dệt may mới thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nguyên liệu tự nhiên và lột xác từ ngành thủ công trở thành một ngành công nghiệp thật sự. Đền đáp lại công sức nghiên