Xây dựng thương hiệu, phát triển các khâu tiếp thị và phân phối sản phẩm

Một phần của tài liệu 226 giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 95 - 96)

phẩm

ra thị trường

Một trong những hướng đi cần thiết cho ngành dệt may của Việt Nam đó là việc mở rộng chuỗi giá trị về phía “thượng nguồn” và “hạ nguồn”, tức là hai khâu đầu và cuối - giai đoạn tạo ra nhiều giá trị nhất bằng việc tập trung vào khâu RnD (nghiên cứu và phát triển, thiết kế, tạo dựng thương hiệu, Marketing và phân phối. Hướng đi này mang đến lợi ích về lợi nhuận thu được sẽ ở mức cao. Tuy nhiên như vẫn biết, rào cản việc tham gia các khâu đầu và cuối này là rất lớn, dệt may Việt Nam vẫn chưa có thế mạnh. Hiện nay các thương hiệu của dệt may Việt Nam mới chỉ có độ nhận diện trong nước, còn các sản phẩm dệt may thì phải thông qua các kênh phân phối trung gian nếu muốn đưa sang thị trường quốc tế. Do đó, để tăng lợi nhuận ở các giai đoạn này, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các kế hoạch đầu tư phát triển và xây dựng các cửa hàng

bán lẻ, các gian hàng tại những trung tâm thương mại, trước hết là tại thị trường trong nước để tăng độ nhận diện sau đó là tại các cơ sở tại nước ngoài. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể ký các hợp đồng liên doanh, phân phối sản phẩm tại các chuỗi bán

tiêu tốn nhiều chi phí, để thực hiện tốt chỉ cần đòi hỏi đội ngũ Marketing hiệu quả. Tuy nhiên, dệt may Việt Nam cũng vẫn cần tập trung vào những khâu mình có thế mạnh là sản xuất chứ không dồn hết nguồn lực để đầu tư vào các khâu này mà cần có các biện pháp thực hiện từng bước một cách chắc chắn.

Một phần của tài liệu 226 giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w