phải thông qua các văn phòng đại diện trong khu vực của các nhà phân phối lớn để có được các hợp đồng gia công, không có nhiều công ty dệt may tại Việt Nam có khả năng làm việc trực tiếp từ các nhà bán lẻ. Điều này càng thể hiện sự thiếu liên kết của doanh nghiệp Việt Nam với việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Sự thiếu liên kết với khách hàng cuối cùng là nguyên nhân chủ yếu cho việc không nắm bắt kịp xu hướng của người tiêu dùng, tạo thành nhân tố cản trở cho khâu thiết kế cũng như hoạt động Marketing. Tất cả những điều này tạo nên một vòng lặp nan giải cho ngành dệt may của Việt Nam, để có thể nâng cao được vị thế của mình trong chuỗi giá trị ngành
dệt may thì đây là vấn đề hàng đầu cần giải quyết.
Một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang dần chủ động trong việc phân phối sản phẩm bằng cách mở thêm các cửa hàng tại thị trường nước ngoài. Điển hình có doanh nghiệp dệt may Việt Tiến với 20 cửa hàng tại Lào và kế hoạch mở rộng thêm tại các quốc gia khác trong khu vực. Về mảng Marketing, các thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam đang dần mở rộng những chiến lược Marketing lớn và sáng tạo, nắm bắt được phần nào xu hướng của thị trường và khách hàng. Tuy thế, các kế hoạch này mới chỉ áp dụng được với khu vực trong nước chứ chưa áp được rộng ra thị trường khi vực hay nước ngoài. Để có thể thực hiện tốt giai đoạn Marketing và phân phối, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần tập trung phát triển nguồn nhân lực và đưa ra các chiến
lược cụ thể cùng với kế hoạch lâu dài.
2.3. ĐÁNH GIÁ VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAYVIỆT VIỆT
2.3. ĐÁNH GIÁ VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAYVIỆT VIỆT
Sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam đang ngày càng được cải thiện với bằng chứng minh thực tế là các thành tựu đã đạt được trong từng giai đoạn của
chuỗi giá trị. Từng công đoạn đều có những kết quả khả quan, là cơ sở cho nâng cao lợi