CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 1.3.1.Vị thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu 226 giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 41)

1.3.1. Vị thế cạnh tranh

1.3.1.1. Lợi thế so sánh

Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1817) được phát triển dựa trên lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith (ra đời khoảng giữa thế kỷ 18). Ricardo nhận

định: do đặc thù mỗi một quốc gia sẽ có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất những

loại sản phẩm nhất định cũng như sẽ kém ưu thế về một sản phẩm khác. Cho nên dù một

nước có lợi thế hoàn toàn so với các nước khác hay kém lợi thế hoàn toàn so với những quốc gia khác trong việc sản xuất mọi sản phẩm, thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia phân công lao động và thương mại quốc tế. Để có lợi ích từ thương mại, mỗi quốc gia cần chuyên môn hoá, tập trung sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mình có lợi thế so sánh.

Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo được xây dựng dựa trên các giả định: - Chi phí vận chuyển hàng hoá bằng không

- Chi phí sản xuất không thay đổi theo quy mô - Hàng hoá được trao đổi là y hệt

- Chỉ có hai nước sản xuất cùng hai loại sản phẩm - Không có rảo cản thương mại và rào cản thuế quan

Tuy nhiên, trong trường hợp có nhiều loại hành hoá và có nhiều quốc gia cùng tham gia thương mại, thì lợi thế so sánh sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá

có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất. Mỗi nước sẽ ưu tiên sản xuất sản phẩm mình có lợi thế hơn so với phần còn lại của thế giới (một cách tương đối). Điều này dẫn đến sự phân hoá trong vị trí của mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu nói chung, cũng như vị thế của mỗi nước trong chuỗi giá trị toàn cầu của bất

Một phần của tài liệu 226 giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w