Những thành tựu ngành dệt may Việt Nam đã đạt được

Một phần của tài liệu 226 giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 81 - 83)

Sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam đang ngày càng được cải thiện với bằng chứng minh thực tế là các thành tựu đã đạt được trong từng giai đoạn của

chuỗi giá trị. Từng công đoạn đều có những kết quả khả quan, là cơ sở cho nâng cao lợi thế cạnh tranh và vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may.

Đầu tiên là về lĩnh vực thiết kế thời trang. Tuy giai đoạn này chưa thực sự phát triển nhưng sự đóng góp của các tên tuổi thiết kế cá nhân cũng là bước đi tiên phong

thể kể đến nhà thiết kế Công Trí hay nữ thiết kế Devon Nguyễn,... Những tên tuổi này sẽ là những người tiên phong mở lối cho sự phát triển của giai đoạn thiết kế của ngành dệt may Việt Nam.

Đối với sản xuất nguyên liệu thô, đây là giai đoạn Việt Nam chưa có nhiều thế mạnh nhưng vẫn đang dần có nhiều khởi sắc. Bằng chứng là việc xuất khẩu bông đã đạt

kim ngạch gần 2 tỷ USD trong năm 2018 với chỉ số RCA đã vượt qua mức 1 cùng với hơn 2% thị phần xuất khẩu bông của thế giới. Việc xuất khẩu sợi filament nhân tạo cũng

có nhiều tiềm năng khi có một chỉ số RCA cũng rất khả quan tại mức 4,09. về xuất khẩu

sản phẩm quần áo và phụ kiện, Việt Nam là một trong những nước hàng đầu với thị phần trên thế giới hơn 6% và chỉ số RCA vượt mức 5. Đây là những thành tựu sản xuất và xuất khẩu đầy triển vọng của ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt, trong năm 2018 - 2019 Việt Nam đã có kim ngạch xuất khẩu từ 36-39 tỷ USD đứng thứ ba trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu về dệt may. Để có thể đạt được những thành tựu này thì nguồn nhân công dồi dào và chi phí sản xuất rẻ đã đóng góp một phần rất lớn. Sản lượng

sản phẩm dệt may sang thị trường nước ngoài ngày một tăng nhanh với chất lượng sản phẩm đang dần được cải thiện.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được mở rộng do chất lượng và năng lực sản xuất ngày càng tăng. Ngoài giữ vững ổn định xuất khẩu đến thị trường Mỹ

và châu Âu thì Việt Nam liên tục khai thác được các thị trường mới do việc tham gia nhiều các hiệp định thương mại tự do nên có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường và nhận thêm các đơn hàng dệt may. Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những môi trường kinh tế có sự phát triển ổn định và bền vững. Điều này đã thu hút cho

các ngành nghề nói chung và ngành dệt may nói riêng một nguồn lớn vốn FDI, tạo điều kiện rất nhiều cho lĩnh vực dệt may Việt Nam. Công nghệ 4.0 đang được áp dụng tại Việt Nam tạo ra bước chuyển mạnh mẽ với ngành dệt may bằng việc ứng dụng công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin. Quá trình cải thiện năng lực sản xuất đáng kể

Một phần của tài liệu 226 giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w