2.1.2.1. Quy mô doanh nghiệp
Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, tổng số doanh nghiệp dệt may cả nước đạt hơn 7.000 doanh nghiệp, cấp việc làm cho hơn 3 triệu lao động trên cả nước. Trong đó số lượng doanh nghiệp gia công hàng dệt may là chiếm khoảng 85%, 13% là
động, gia tăng năng lực sản xuất toàn ngành với sự tập trung chủ yếu của các doanh nghiệp là tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Long An, Đồng Nai, Đà Nang,...
Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp cũng khác nhau. Có những doanh nghiệp
có năng suất lên tới hàng chục triệu sản phẩm một năm những có những doanh nghiệp cơ sở nhỏ chỉ có năng lực sản xuất từ hàng trăm nghìn đến một triệu sản phẩm trong năm. Điều này khiến cho các đơn hàng gia công của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ là các đơn hàng nhỏ sản xuất với quy mô không quá lớn.
Trình độ tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa ở mức cao. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng những phương thức
sản xuất truyền thống và đang dần có những sự đổi mới nhất định về dây chuyền sản xuất cũng như những công nghệ áp dụng sản xuất.
2.1.2.2. Quy mô sản xuất và doanh thu
Sản lượng sản phẩm dệt may của Việt Nam cũng như công nghiệp nguyên phụ liệu dệt may có xu hướng ngày càng tăng cao. Tổng sản lượng hàng dệt may đã hoàn thiện của Việt Nam trong giai đoạn 2014 đến 2018 đã tăng trưởng gần 30%. Sản lượng hàng dệt may Việt Năm tăng lên ổn định trong giai đoạn 2014 - 2018, thể hiện qua biểuBiểu đồ 2.1: Sản lượng hàng dệt may giai đoạn 2014-2018
(đơn vị: triệu cái)
Dù sản xuất với số lượng lớn nhưng lợi nhuận hưởng từ ngành dệt may của Việt Nam là chưa cao. Dệt may Việt Nam chủ yếu sản xuất dưới hình thức gia công và phương thức sản xuất CMT, đây là loại hình không tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Doanh thu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI chứ chưa đến nhiều từ các doanh nghiệp Việt Nam. Lợi nhuận thu được của ngành dệt may vẫn chưa cao do đặc thù sản xuất CMT và việc kết chuyển vốn FDI hàng năm. Điều này
thể hiện rõ ràng qua doanh thu của các công ty dệt may cũng như lợi nhuận sau thuế các doanh nghiệp này vào năm 2019:
Biểu đồ 2.2: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp dệt may niêm yết năm 2019 (Đơn vị: tỷ đồng)
■ Doanh thu ■ Lợi nhuận sau thuể
(Nguồn: tổng hợp Báo cáo tài chính, 2019)
Như vậy về thực chất, sản xuất hàng dệt may và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam tuy ở quy mô lớn nhưng lợi nhuận đem lại vẫn chưa cao. Để có thể bứt phá và thu được lợi nhuận lớn hơn, ngành dệt may Việt Nam cần nâng cao vị thế của mình trong chuỗi giá trị cũng như đổi mới về phương thức hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hoá dệt may.