những quốc gia và vũng lãnh thổ đi đầu về ngành dệt may như thị trường Mỹ, Hàn Quốc,
các nước EU và Nhật Bản,.. .Sở dĩ nguồn thiết kế của Việt Nam chủ yếu đến từ các thị trường này là do đặc thù sản xuất hàng gia công dệt may của Việt Nam, các doanh nghiệp tại các thị trường phát triển đưa ra các mẫu thiết kế rồi đặt sản xuất tại các doanh
nghiệp Việt Nam để thực hiện các đơn hàng. Với hình thức này, các công ty tại Việt Nam hoàn toàn không tham gia vào khâu thiết kế sản phẩm dệt may. Các doanh nghiệp phải sản xuất hàng hoá theo các ý tưởng thiết kế của bên đặt gia công, điều này khiến cho giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam còn rất hạn chế.
Trong nước, một số doanh nghiệp Việt Nam như Công ty may Việt Tiến, Công ty may Phương Đông,... cũng đã tiếp cận đến khâu thiết kế thời trang nhưng việc thực hiện vẫn còn rất hạn chế. Các thiết kế của những doanh nghiệp này chủ yếu mới được thực hiện nhằm đáp ứng như cầu của thị trường nội địa, còn đối với thị trường xuất khẩu,
thiết kế là việc hạn chế do sự thiếu hụt về các xu hướng thị hiếu về thời trang trên thị trường thế giới. Tuy chưa thực sự đảm nhận được công việc thiết kế phức tạp, nhưng thời gian vừa qua rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã cố gắng xây dựng và thiết kế thương hiệu riêng của mình vào sản phẩm. Điển hình là một vài hãng thời trang đang dần có danh tiếng tại thị trường nội địa như thời trang Bò sữa by Boo của Công ty Cổ phần thương mại Boo hay thời trang Canifa của Công ty cổ phần Canifa, May Việt Tiến với thương hiệu Mahhattan,.Tuy vậy, số lượng các hãng thời trang như vậy còn chưa lớn, các sản phẩm cũng vẫn chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chưa có đủ nguồn lực về cả vốn và khả năng, nguồn lực để đưa được sản phẩm thâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng thiết kế tại Việt Nam là sự nắm bắt xu hướng thời trang, các thiết kế của Việt Nam mới chỉ đi theo xu hướng chứ chưa làm ra được xu hướng. Các thành tựu Hiện nay, ngày càng có nhiều chương trình đào tạo hoặc những công trình phối hợp đào tạo nhằm hỗ trợ phát triển và định hướng cho ngành thiết kế thời trang của Việt
Nam như các khoá học tại các cơ sở như Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Đại học Bách Khoa, Học viện Thời trang London Hà Nội, Viện Fadin, Trung tâm Đào tạo thiết kế DEC,... Đây là những bước tiền đề nhằm nâng cao trình độ về thiết kế cho ngành
dệt may Việt Nam để có thể cải thiện vị thế và đem lại giá trị cao hơn cho lĩnh vực dệt may trong chuỗi giá trị.
2.2.2. Sản xuất và xuất khẩu các loại mặt hàng thuộc lĩnh vực dệt may may
Để phân tích vị thế của Việt Nam trong giai đoạn sản xuất nguyên vật liệu dệt may cũng như sản xuất hàng hoá dệt may, tác giả sử dụng phương pháp xác định chỉ số RCA. Chỉ số RCA được xác định cho top 15 quốc gia xuất khẩu hàng hoá dệt may trong
Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc
biệt; sợi xe, chão bện,... 56
Vải 57 - 60
Quần áo 61 - 62
xét
tổng quan về ngành dệt may Việt Nam trên cơ sở chỉ số RCA năm 2018 dựa trên mã hài
hoà 2 chữ số (được minh hoạ ở Bảng 2.3). Kết quả cho thấy Việt Nam có lợi thế ở việc xuất khẩu hai loại mặt hàng là quần áo và các hàng phụ trợ (bao gồm cả đã/chưa dệt kim
50 Tơ tằm 101.573.794 4,68% 3,62
51
Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại
thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên 4.402.369 0,04% 0,03 52 Bông 2.842.706.532 4,9% 3,81 53 Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt
thoi từ sợi giấy
42.754.986 1,07% 0,83
54
Sợi filament nhân tạo; dải và các dạng tương tự từ nguyên liệu dệt
nhân tạo
1.143.568.268 2,27% 1,75
55 Xơ sợi staple nhân tạo 605.228.101 16% 1,24
56
Men xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe,
chão bện (cordage), thừng và cáp và các sản phẩm của chúng 387.096.661 1,43% 1,1 57 Thảm và các loại hàngdệt trải sàn khác 78.834.082 0,5% 0,39 58
Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng
110.070.322 0,86% 0,67
59
Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ
hoặc ép lớp; các mặt hàng dệt thích hợp dùng
trong công nghiệp
628.842.199 2,35% 1,81
60 Các loại hàng dệt kimhoặc móc 982.547.464 2,67% 2,06
61
Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc 13.850.362.031 6,52% 5,04 62 Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc 14.301.297.560 6,77% 5,25 63 Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải;
quần áo dệt và các loại hàng dệt đã qua sử dụng
khác; vải vụn
1.579.454.782 2,43% 1,88
5002 Việt Nam 8,06 Trung Quốc 5,86 Italy 2,11
5003 Ản Độ 13,91 Trung Quốc 3,86 Italy 2,21
5004 Việt Nam 10,90 Italy 2,87 Trung Quốc 2,38
5005 Trung Quốc 25,07 Italy 14,81 Thái Lan 12,37
5006 Ản Độ 6,16 Thổ Nhĩ Kỳ 5,42 Italy 3,84
5007 Italy 6,19 Trung Quốc 3,85 Ản Độ 2,79
xếp hạng Quốc gia Số vị trí
Thứ nhất Việt Nam, Ản Độ 2
Thứ hai Trung Quốc 3
Thứ ba Italy 3
(Nguồn: Tác giả khoá luận tính toán dựa trên dữ liệu của UN Comtrade)
Bảng 2.3 chỉ ra dòng sản phẩm nguyên liệu dệt may xuất khẩu lớn thứ hai trong năm 2018 của Việt Nam là Bông với thị phần lên đến 4,9% và một chỉ số RCA là 3,81. Tuy Việt Nam không có lợi thế trong sản xuất bông thô nhưng đây cũng là một chỉ số khá cao cho ngành bông của Việt Nam. Việt Nam thể hiện lợi thế rất tốt trong một ngành
có chỉ số RCA cũng khá cao tại 3,62 đó là ngành tơ tằm và thị phần toàn cầu của ngành ngày cũng đạt mức 4,68%. Một vài dòng hàng khác cũng có chỉ số RCA vượt qua mức 1 nhưng các mặt hàng thuộc chương 60, 63 hoặc 59,.. .Những dòng hàng này cho thấy Việt Nam cũng đang có khởi sắc tốt với những chỉ số về thị phần thế giới khá khả quan. Như vậy, tổng quan về ngành dệt may của Việt Nam dựa vào chỉ số RCA tính toán trên cơ sở mã hài hoà 2 chữ số, có thể nhận thấy rằng Việt Nam đang có lợi thế so sánh hơn về sản xuất các mặt hàng thiên về diện đã hoàn thiện hơn là sản xuất các loại nguyên vật liệu đầu vào của ngành dệt may như bông hay tơ tằm.
Chương 50 - 52: Nguyên liệu thô
Bắt đầu với nguyên liệu thô, đầu tiên là các mặt hàng thuộc chương 50 - chương có chỉ số RCA tại 3,62, Việt Nam có một số liệu khá khả quan (xem bảng 2.4).
Bảng 2.4: Chỉ số RCA chương 50 năm 2018
(Nguồn: Tác giả khoá luận tính toán dựa trên dữ liệu của UN Comtrade)
Bảng 2.4 minh hoạ chỉ số RCA của các dòng hàng thuộc chương 50. Có thể thấy rõ, Việt Nam chiếm hai vị trí cao nhất đầu tiên với chỉ số RCA của dòng hàng 5002 và 5004 lần lượt là 8,06 và 10,90. Đối với hai dòng hàng này Việt Nam bỏ xa đối thủ đứng ở vị trí thứ hai cao nhất, điều này thể hiện Việt Nam đang có lợi thế rất lớn trong sản xuất các sản phẩm thuộc chương 50 - Tơ lụa. Việc Việt Nam có lợi thế lớn trong sản xuất nguyên liệu đầu vào mà ở đây là mặt hàng tơ lụa mang lại cho ngành dệt may Việt Nam ưu thế trong việc chủ động trong đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào của dệt may,
tạo ra lợi thế cạnh tranh trong sản xuất. Việt Nam cùng Ản Độ chiếm hai vị trí cao nhất thứ nhất (Bảng 2.5) thể hiện rõ ràng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong việc tham gia sản xuất mặt hàng tơ lụa (chương 50 này).Bảng 2.5: Chương 50, Số lượng vị trí tính toán từ mã HS hàng dệt may năm 2018
520 1 520 Ấn Độ 8,96 Mỹ 5,17 Thổ Nhĩ Kỳ 1,39 2 Pakistan 99,83 Ấn Độ 14,94 Thổ Nhĩ Kỳ 14,89 520 3 Indonesia 7,69 Thổ Nhĩ Kỳ 3,77 Mỹ 2,92 520 4 Thổ Nhĩ Kỳ 14,96 Pakistan 8,88 Ấn Độ 8,06 520
5 Pakistan 71,93 Ấn Độ 16,83 Việt Nam 13,21
520
6 520 Pakistan 19,38 Việt Nam 15,19 Indonesia 5,95 7
Thổ Nhĩ Kỳ 7,57 Anh 3,21 Italy 1,69
520
8 Pakistan 36,68 Ấn Độ 4,84 Trung Quốc 4,31
520 9 Pakistan 108,0 9 Thổ Nhĩ Kỳ 7,07 Ấn Độ 3,81 521
0 Pakistan 120,37 Trung Quốc 3,68 Thổ Nhĩ Kỳ 3,67 521
1 Pakistan 29,02 Thổ Nhĩ Kỳ 5,43 Trung Quốc 4,35
521
2 Pakistan 173,19 Italy 4,88 Ấn Độ 3,92
(Nguồn: Tác giả khoá luận tính toán dựa trên dữ liệu của UN Comtrade)
Đối với các dòng hàng thuộc chương 51, rõ ràng, nhìn từ bảng 2.3 ta đã nhận thấy Việt Nam không có lợi thế trong việc sản xuất các mặt hàng thuộc chương này cụ thể là các mặt hàng như lông cừu lông động vật. Nguyên nhân của việc này là yếu tố điều kiện tự nhiên của Việt Nam không phù hợp để chăn nuôi các loại động vật cho lông.
Chỉ số RCA đối với chương 51 của Việt Nam chỉ ở tại 0,03 cho thấy Việt Nam hoàn toàn không có ưu thế. Đi vào cụ thể chỉ số RCA các dòng hàng thuộc chương 51 xem tại phụ lục 1.
Việt Nam có một chỉ số RCA khá cao với mặt hàng bông có lợi thế với RCA là 3,81. Tổng xuất khẩu của ngành bông của Việt Nam là lớn nhất trong xuất khẩu các loại
nguyên liệu thô của ngành dệt may. Tuy nhiên, nếu xét sâu vào các dòng hàng có mã hài hoà 4 chữ số thuộc chương 52 thì Việt Nam chỉ tham gia hai vị trí về xuất khẩuBảng 2.6: Chỉ số RCA chương 52 năm 2018
Thứ hai Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ 3
Thứ ba Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ 3
(Nguồn: Tác giả khoá luận tính toán dựa trên dữ liệu của UN Comtrade)
Có thể thấy rõ rằng, Việt Nam tuy đã có lợi thế trong sản xuất bông nhưng vẫn chưa làm tốt bằng các đối thủ cạnh tranh cùng sản xuất mặt hàng này. Điều này thể hiện thông qua bảng 2.6 với 2 vị trí duy nhất của Việt Nam với các dòng hàng sợi bông (5205 - 5206). Tuy hai dòng hàng này có chỉ số RCA tương đối cao với lần lượt là 13,31 và 15,19. Nhưng so sánh với các nước khác cùng xuất khẩu hai dòng hàng này thì Việt Nam lại vẫn chưa có một con số khả quan về xuất khẩu các loại mặt hàng đó trong năm 2018. Còn đối với các dòng hàng khác, rõ ràng, Việt Nam cũng chưa có thế mạnh trong việc sản xuất và bán ra nước ngoài. Có thể thấy rõ, Việt Nam không phải một nước có quá nhiều lợi thế trong việc sản xuất và xuất khẩu bông bằng việc tuy đã có chỉ số RCA lớn hơn 1 ở nhiều dòng hàng nhưng lại bị bỏ sau với khoảng cách khá lớn bởi các nước đi trước, cũng như dệt may Việt Nam chưa có vị trí cao nhất nào đối với các mặt hàng thuộc chương 52 (bảng 2.7)
5302 My 0,63 Anh 0,45 Đức 0,30
5303 Ấn Độ 15,6
8
Indonesia 3,76 Hàn Quốc 1,41 5304 Dòng hàng đã bị xoá khỏi bảng mã hài hoà năm 2017
5305 Ấn Độ 31,1
2
Việc Nam 5,55 Thái Lan 2,56
5306 Trung Quốc 4,85 Italy 3,98 Hong Kong 0,61
5307 Ấn Độ 51,8
6 Thổ Nhĩ Kỳ 41,46 Việt Nam 3,97
5308 Italy 5,78 Ấn Độ 4,46 Thổ Nhĩ
Kỳ
2,78
5309 Italy 4,19 Trung Quốc 3,91 Thổ Nhĩ
Kỳ
2,61
5310 Ấn Độ 205,9
8 Pakistan 67,71 Italy 2,05
5311 Trung Quốc 6,64 Ấn Độ 1,29 Italy 1,16
Mã HS Cao nhất Cao nhất thứ hai Cao nhất thứ ba
5401 Thổ Nhĩ Kỳ 2,88 Trung Quốc 2,31 Đức 1,99
5402 Thổ Nhĩ Kỳ 4,16 Ấn Độ 4,07 Việt Nam 3,38
(Nguồn: Tác giả khoá luận tính toán dựa trên số liệu tại UN Comtrade)
Như vậy, đối với nguyên liệu thô, có thể thấy rằng, ngành sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu thô của Việt Nam vẫn còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu do trồng bông là ngành rất thâm dụng đất đai và vốn, còn chịu nhiều tác động của thời tiết, khí hậu, bên cạnh đó, ở Việt Nam hệ thống thuỷ lợi hỗ trợ kém phát triển, sản xuất và thu hoạch chủ yếu bằng tay dẫn đến năng suất và diện tích trồng bông ở nước ta chưa cao, manh mún và giá bán không cạnh tranh được so với các nước khác trên thế giới (theo Định Công Khải & Đặng Thị Tuyết Nhung, 2011). Ngành dệt may của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc khá lớn vào việc nhập khẩu các nguyên liệu dệt may từ các quốc gia có thế mạnh về loại hàng này như Pakistan hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngành trồng bông và ngành kéo sợi giữ vai trò quan trọng trong cung cấp nguyên
liệu đầu vào cho các phân đoạn dệt - nhuộm và may nên nếu Việt Nam chủ động được nguồn bông và sợi thì sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm ở công đoạn sau của ngành dệt may Việt Nam mà trực tiếp là khâu dệt nhuộm.
Chương 53 - 55: Sợi nhân tạo
Đầu tiên là các mặt hàng thuộc chương 53 - Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy. Nhìn từ số liệu của bảng 2.3, chương 53 chỉ có chỉ số RCA khiêm tốn tại 0,83. Từ đó có thể nhận xét rằng Việt Nam không có lợi thế sản xuất các loại hàng thuộc chương này. Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng 2.8, ta có thể nhận thấy Việt Nam không hoàn toàn không có ưu thế nào khi Việt Nam có đến hai chỉ số RCA khá cao đối với dòng hàng 5305 và 5307 lần lượt là 5,55 và 3,97.
Bảng 2.8: Chỉ số RCA chương 53 năm 2018
(Nguồn: Tác giả khoá luận tính toán dựa trên số liệu tại UN Comtrade)
Dù nếu so sánh với các quốc gia có vị trí cao hơn đối với hai dòng hàng này thì Việt Nam bị bỏ lại khá xa nhưng việc có vị trí trong bảng xếp hạng chỉ số RCA cao nhất cũng cho thấy Việt Nam đang có lợi thế trong việc phát triển sản xuất các loại mặt hàng này.
Trong các mặt hàng thuộc chương từ 53 - 55, thì dòng hàng thuộc chương 54 là mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế nhất với một chỉ số RCA là 1,75 đóng góp 2,27% vào thị phần xuất khẩu loại mặt hàng này trên thế giới. Điều này thể hiện rõ ràng việc sản xuất và xuất khẩu sợi filament nhân tạo của Việt Nam đang có một tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, nếu xét cụ thể trên mã hài hoà 4 chữ số, Việt Nam lại không giữ được ưu thế này (bảng 2.9 và bảng 2.10).
5405 Nhật Bản 10,02 Trung Quốc 2,49 Italy 1,82 5406 Thổ Nhĩ Kỳ 9,04 Trung Quốc 4,56 Nhật Bản 1,02 5407 Trung Quốc 3,81 Thổ Nhĩ Kỳ 336 Ấn Độ 1,94 5408 Italy 7,63 Thổ Nhĩ Kỳ 6,51 Nhật Bản 3,59 xếp hạng Quốc gia Số vị trí Thứ nhất Thổ Nhĩ Kỳ 3
Thứ hai Trung Quốc 3
Thứ ba Nhật Bản 3
(Nguồn: Tác giả khoá luận tính toán dựa trên số liệu tại UN Comtrade)
5602 Thổ Nhĩ Kỳ 3,94 Italy 3,04 Đức 2,58
5603 Thổ Nhĩ Kỳ 4,07 Italy 2,71 Đức 1,59
5604 Italy 4,05 Trung Quốc 3,24 Việt Nam 2,44
5605 Thổ Nhĩ Kỳ 5,71 Ấn Độ 3,6 Trung Quốc 2,99 5606 Thổ Nhĩ Kỳ 8,38 Italy 5,20 Trung Quốc 2,19
5607 Ấn Độ 2,79 Trung Quốc 2,40 Việt Nam 2,39
5608 Pakistan 33,61 Việt Nam 6,35 Thái Lan 4,41
5609 Trung Quốc 3,55 Ấn Độ 1,85 Việt Nam 1,35
(Nguồn: Tác giả khoá luận tính toán dựa trên số liệu tại UN Comtrade)
Bảng 2.9 và 2.10 cho thấy Việt Nam chưa giữ vị trí nào trong xếp hạng chỉ số RCA cao nhất. Duy nhất chỉ có với dòng hàng 5402 - sợi filament tổng hợp, Việt Nam có một chỉ số RCA là 3,38 và xếp ở thứ hạng 3 cao nhất. Những điều này thể hiện Việt