Hoạt động xuất khẩu là hoạt động đem lại giá trị tương đối cao trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may. Thị trường dệt may thế giới luôn là một thị trường sôi động với sự tham gia của nhiều tay đua ở nhiều giai đoạn khác nhau của chuỗi giá trị toàn cầu
của ngành dệt may. Việt Nam cũng là một quốc gia đang có tiềm năng tăng tốc trong việc nâng cao vị thế của mình. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam hiện đang là 1 trong 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, đứng sau Trung Quốc và Ản Độ. Trong năm 2019, thế giới đứng trước sự suy thoái do chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, nhưng xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn ổn định và gần chạm ngưỡng 40 tỷ USD. Xuất khẩu lĩnh vực dệt may của Việt Nam những năm gần đây luôn được đánh giá là đều và ổn định với mức độ tăng trưởng hàng năm rơi vào khoảng 6-7%/năm.
Mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là quần áo và phụ kiện thời trang - những mặt hàng có chỉ số RCA khả quan. Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam là hình thức gia công. Hình thức này lại không đem lại giá trị và lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp nhận gia công cũng như
làm giảm độ nhận diện của các sản phẩm dệt may Việt Nam đối với người tiêu dùng tại thị trường toàn cầu. Còn đối với các mặt hàng dệt may khác và các loại nguyên phụ liệu
đầu vào, Việt Nam chưa có nhiều lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất và xuất khẩu, cũng như các dòng hàng hiện chưa có chỉ số RCA cao. Nghiệp vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may cũng chỉ dừng lại ở hình thức xuất khẩu tại chỗ. Những vấn đề chuyên môn xuất khẩu cao hơn như thuê phương tiện vận tải, theo dõi vận đơn, mua bảo
của Hiệp hội dệt may Việt Nam). Còn tại thị trường EU, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may vào thị trường này của Việt Nam năm 2019 theo báo cáo của Hiệp hội dệt may Việt Nam đạt hơn 4,4 tỷ USD, tăng 2,23% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 11,28% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Đứng thứ ba là thị trường Nhật Bản với tỷ trọng 10,77% với kim ngạch xuất khẩu dệt may rơi vào khoảng 10,78%.
Xuất khẩu của Việt Nam tuy không chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhưng cũng đã có những khó khăn nhất định. Biến động về tỷ giá đồng tiền do tác động của cuộc chiến đã tác động không nhỏ đến giá hàng hoá của Việt Nam trong đó có giá hàng gia công dệt may. Giá gia công dệt may của Việt Nam trong năm 2019 bị đẩy lên cao hơn so với các nước cạnh tranh trong khu vực như Hàn Quốc hay Trung Quốc. Ngoài ra cuộc chiến cũng tạo ra sức ép với nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào của Việt Nam do những mặt hàng này bị đẩy giá khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải trả phí cao hơn để mua nguyên liệu và vải, trong khi vẫn phải chịu áp lực giảm giá các đơn hàng gia công xuất khẩu. Điều này đặt ra một bài toán
cho dệt may Việt Nam đó là việc cần chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào để không bị giảm giá trị hàng hoá dệt may xuất khẩu, giữ vững được sự ổn định trong tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may. Tuy nhiên, việc xuất khẩu đồ dệt may của Việt Nam trong năm qua vẫn có những lợi thế từ cuộc chiến. Điển hình như việc Trung Quốc hạn chế nhập khẩu các mặt hàng dệt may từ Trung Quốc hoặc đánh thuế cao hơn đối với những loại hàng này, đó là cơ hội cải thiện lợi thế cạnh tranh cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
Trong thời gian tới, việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn nhờ vào triển vọng của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết
trong đó có hai Hiệp định nổi bật như EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam) hay CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). Những hiệp định này là cơ hội để Việt Nam mở rộng giao thương xuất khẩu hàng dệt may đối với các thị trường châu Âu và các nước thành viên thuộc Hiệp định CPTPP trong khi vẫn tiếp tục duy trì việc xuất khẩu vào Mỹ - thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam.
Việt Nam. Hiệp định EVFTA được ký kết là bước đệm cho việc đáp ứng các yêu cầu này và là cơ hội cho việc mở rộng thị trường châu Âu đối với ngành dệt may Việt Nam. Khi Hiệp định có hiệu lực, 42,5% dòng thuế áp dụng với các sản phẩm dệt may sẽ giảm
về 0% còn các dòng thuế còn lại sẽ giảm theo lộ trình 3-7 năm. Việc này sẽ khiến cho hàng hoá dệt may Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các quốc gia cùng xuất khẩu vào thị trường châu Âu và là lợi thế so sánh trực diện với các nước đang được hưởng thuế 0% như Bangladesh, Lào hay Campuchia,... Theo dự báo của Bộ kế hoạch và đầu tư (2019), hàng dệt may của Việt Nam trong thị trường EU sẽ tăng và đạt 67% cho đến năm 2025 so với việc chưa có hiệu lực của Hiệp định. Đối với hiệp định CPTPP,
cũng theo dự báo của Bộ kế hoạch và đầu tư, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may có thể vượt mức 6-7% như hiện tại mà lên đến khoảng 8,3-10,8%/năm. Tốc độ tăng trương
xuất khẩu này được báo là do sự cạnh tranh mới vào các thị trường mới trong các nước thuộc hiệp định CPTPP, trong khi vẫn duy trì các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, việc tham gia các hiệp định cũng mang lại nhiều
thách thức cho xuất khẩu dệt may của Việt Nam do các Hiệp định này đều quy định khá
chặt chẽ về các Quy tắc xuất xứ hàng hoá dệt may. Việc này đặt ra những thách thức về sản xuất hàng hoá đối với các doanh diệp dệt may Việt Nam để có thể được hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu hàng hoá.