những bất lợi khi giá cả thay đổi và khi thị trường cung cấp nguyên phụ biến động. Với việc tham gia nhiều Hiệp định thương mại, với các quy định về xuất xứ như “từ sợi trở đi” của CPTPP hay “từ vải trở đi” của EVFTA, thì việc chủ động về nguồn nguyên liệu,
nguồn vải là vô cùng cần thiết, vì khi đó việc thực hiện các đơn hàng với các đối tác ở bất kỳ thị trường nào cũng trở nên ổn định và chủ động hơn. Đồng thời, nếu tự chủ được
về nguồn cung nguyên liệu, ngành dệt may Việt Nam sẽ có thể tránh được những bất lợi
do sự biến động về giá trên thị trường thế giới, làm cơ sở cho việc giữ bình ổn giá cả, giữ vững vị thế và thị trường xuất khẩu của mình.
Để làm được những điều này, việc đưa vào triển khai những dự án về sản xuất nguyên liệu đầu vào là vô cùng cấp thiết. Ngành dệt may cần khẩn trương triển khai những kế hoạch trồng bông, với mô hình trồng bông theo trang trại thay thế cho phương
thức trồng bông nhỏ lẻ, phân tán, không có quy hoạch cụ thể, chủ yếu phát sinh theo hộ dân như trước khi, có như vậy, việc cung ứng nguồn bông mới có thể ổn định, lâu dài. Bên cạnh đó, ngành sản xuất sợi nhân tạo cũng cần được chú trọng, các doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế khai thác dầu của Việt Nam để sản xuất được các hạt PE phục vụ cho sản xuất xơ sợi nhân tạo. Ngoài ra, ngành dệt may cũng cần đẩy mạnh việc thực hiện các dự án sản xuất loại xơ visco với nguồn nguyên liệu chủ yếu đến từ keo lai tai tượng, bột gỗ bạch đàn - hai loại cây Việt Nam có lợi thế về trồng và khai thác. Việc tận dụng những lợi thế có sẵn này sẽ là tiền đề cho Việt Nam tăng trưởng về sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào. Đối với sản phẩm vải, cần thực hiện nghiêm túc và thúc đẩy
các dự dán dệt nhuộm đã đang và sẽ đi vào hoạt động để gia tăng sản lượng vải phục vụ
cho dệt may các loại sản phẩm cuối cùng của dệt may như quần áo hay phụ kiện thời trang.