3.3.1.1. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may và liên kết giữa các Hiệp
hội để cập nhật nhanh chóng thông tin thị trường và các đối thủ cạnh tranh
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nắm rõ thông tin thị trường dệt may thế
giới cũng như thông tin của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp để có những chiến lược hoạt
động cụ thể và hiệu quả. Để thực hiện được cập nhật thông tin một cách nhanh chóng là
sự kết hợp của bản thân các doanh nghiệp cũng như Hiệp hội dệt may. Hiệp hội dệt may
đóng vai trò rất lớn trong việc làm cầu nối giữa các doanh nghiệp và Chính phủ. Hơn ai hết, các Hiệp hội hiểu rõ điểm mạnh điểm yếu, những nhu cầu của các doanh nghiệp dệt
may. Bằng việc nắm rõ tình hình của các doanh nghiệp dệt may, các Hiệp hội dệt may sẽ phản ánh chính xác tình trạng của ngành cho Chính phủ để Chính phủ sẽ có những biện pháp phù hợp nhất hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may. Ngược lại, Hiệp hội cũng là nhà tiên phong đi đầu trong việc nắm bắt các thông tin chính sách từ chính phủ để phổ biến lại với các doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhất để các doanh nghiệp dệt may luôn nắm rõ mọi tin tức và yêu cầu từ Chính phủ. Giữ cho mình một vai trò quan trọng như vậy, Hiệp hội dệt may luôn cần phải nhanh nhạy cập nhật thông tin từ hai phía để đảm bảo sự hoạt động trơn tru của ngành dệt may Việt Nam.
Một vai trò cầu nối nữa của các Hiệp hội đó là sự kết nối giữa các doanh nghiệp dệt may với thị trường nước ngoài. Các Hiệp hội thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và các hoạt động hợp tác quốc tế để cập nhật thông tin thị trường, thông tin về nhà cung ứng nước ngoài,... cho các doanh nghiệp để từ đó xây dựng các kế hoạch hoạt động có hiệu quả. Để nâng cao năng suất hoạt động cho các doanh nghiệp và cải thiện ngành dệt may, các Hiệp hội cần làm tốt vai trò nay của mình hơn nữa. Ngoài ra, các Hiệp hội có thể cũng nhau xây dựng những chính sách nhằm gia tăng sự liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may cùng với việc xây dựng và nâng cao các cơ sở đào tạo
để có sự lựa chọn tốt nhất từ đó xây dựng các chiến lược hoạt động cụ thể và hiệu quả. Tương tự đối với việc tìm hiểu thị trường, dệt may Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng cần liên tục tìm hiểu và nắm rõ thị trường nước ngoài. Để đáp ứng được những nhu cầu này, các doanh nghiệp dệt may cần xây dựng các trung tâm thông tin nhằm thường xuyên nghiên cứu và thực hiện các báo cáo phân tích nguồn cung
đầu vào, phân tích thị trường trong và ngoài nước để nhanh chóng và kịp thời cập nhật số liệu để đưa ra các định hướng phát triển cho các doanh nghiệp, đồng thời làm căn cứ đưa ra những kiến nghị đề xuất lên các bộ ban ngành có liên quan để xây dựng những chính sách hỗ trợ, giải pháp phù hợp nằm phát triển ngành và nâng cao vị thế ngành trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Các doanh nghiệp dệt may cũng nên thành lập những phòng và bộ phân chuyên thực hiện các công tác tư vấn cho việc hoạt động của các doanh nghiệp như: thu mua nguyên vật liệu, sản xuất, xuất khẩu, tư vấn pháp lý, tìm hiểu các quy định, pháp luật thương mại,.. .Bên cạnh đó, các Hiệp hội dệt may cũng cần cùng với các doanh nghiệp trong ngành tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho các doanh nghiệp về kỹ thuật, nghiệp vụ cùng với các buổi giao lưu với các tổ chức, hiệp hội khác, liên kết các doanh nghiệp với các chuyên viên tư vấn hoạt động kinh doanh sản xuất khẩu khẩu từ trong hoặc ngoài
nước nhằm tiếp thu kinh nghiệm, cải thiện lợi thế cạnh tranh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp nói riêng và ngành dệt may nói chung.
3.3.1.3. Xây dựng các cụm may công nghiệp để tạo lợi thế cạnh tranh, tăng khả năng
chuyên môn hoá sản xuất
Việc tổ chức sản xuất theo cụm mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành dệt may nói chung hay cho từng doanh nghiệp nói riêng. Việc sản xuất tập trung trong cùng một khu
vực địa lý hỗ trợ rất lớn trong việc trao đổi thông tin, tăng khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, dễ dàng nhận được sự hỗ trợ của các Hiệp hội cũng như các doanh nghiệp khác,
dễ dàng tiếp cận các thông tin về chính sách và các ưu đãi,... từ đó nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành nói chung, làm tiền đề cho việc nâng
những chiến lược cụ thể có thể tận dụng triệt để lợi ích của các cụm công nghiệp như khả năng tăng năng lực cạnh trạnh, có nhiều hơn các cơ hội hợp tác trong nước và quốc tế và tạo tác động lan toả của các doanh nghiệp trong cụm ngành. Việc xây dựng cụm ngành không chỉ dừng lại ở việc tập trung các doanh nghiệp chế tạo nguyên liệu đầu vào, công ty dệt nhuộm hay các xưởng cắt may mà còn là các thành phần khác thuộc chuỗi giá trị như các kênh phân phối, hệ thống bán lẻ, các trung tâm đào tạo nhân lực ngành dệt may hay những trung tâm nghiên cứu và phát triển,...
3.3.1.4. Chủ động về nguồn nhân lực cũng như tích cực nâng cao tay nghề cho người
lao động
Ngành dệt may của Việt Nam chưa tham gia được sâu vào các giai đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm cuối cùng như khâu thiết kế hay Marketing và phân phối. Muốn nâng cao vị thế của mình trong chuỗi giá trị, cần phải tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ hiểu biết sâu rộng về thị trường với kiến thức chuyên môn tốt. Nguồn nhân lực chất lượng cao với năng lực tốt sẽ có khả năng nắm bắt thị trường cũng như xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó cải thiện vị thế của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị. Nâng cao nhân lực chất lượng cao có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như việc tổ chức các khoá học chuyên môn hay cử nhân viên đi đào tạo tại các thị trường phát triển tại nước ngoài.
Ngoài nguồn nhân lực chất lượng cao, việc chủ động về lao động phổ thông cũng
là vấn đề thiết yếu. Chủ động về nhân lực là cơ sở giảm khó khăn khi các doanh nghiệp đứng trước sự biến động của nguồn nhân lực. Dù có lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động dồi dào thế nhưng sự phân bố của nhân lực tại Việt Nam vẫn chưa đồng đều, có khu vực tập trung nhiều lao động nhưng lại có những khu vực thiếu hụt lao động phổ thông, nhân công bỏ việc,... Không đủ nhân công để thực hiện các đơn hàng cũng là một vấn đề lo ngại nữa về yếu tố lao động của ngành dệt may. Những yêu cầu về lao động ngày càng tăng nhanh khiến cho các cơ sở đào tạo phần nào không đáp ứng đủ khiến cho lứa nhân công đầu ra đi vào làm việc chưa thực sự vững tay nghề. Những lý do này đặt ra vấn đề về sự chủ động đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp dệt may, yêu cầu sự tổ chức nhân lực bài bản, tổ chức các lớp học nghiệp vụ trên tinh thần khuyến khích đi kèm với những chính sách hỗ trợ người lao động. Giải quyết được vấn đề ổn định và phát triển nguồn lao động, dệt may Việt Nam mới có cơ hội nâng cao vị
3.3.1.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất máy móc hiện đại, xây dựng quy trình sản
xuất xanh, bảo vệ môi trường
Các cơ hội đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiềm năng gia tăng sản
xuất, xuất khẩu hàng hoá để nâng cao vị trí của mình trong chuỗi giá trị. Tuy nhiên để đáp ứng được các yêu cầu do các cơ hội đặt ra, dệt may Việt Nam cần phải có các kế hoạch cải năng lực sản xuất của mình theo nhiều hướng khác nhau đặc biệt là đầu tư thêm trang thiết bị sản xuất hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật để phục vụ cho chuỗi sản xuất dệt - nhuộm - may khép kín đang được nghiên cứu để áp dụng phù hợp với các yêu cầu mà các Hiệp định thương mại thế hệ mới đặt ra. Các doanh nghiệp lớn thì có nhiều cơ hội trong việc đầu tư các loại cơ sở vật chất hiện đại này hơn nhưng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần liên tục cập nhật các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và Ngân hàng về việc vay vốn phục vụ đầu tư sản xuất hoặc liên kế học hỏi các tập đoàn
lớn. Việc sản phẩm dệt may được sản xuất theo các quy trình theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ tạo niềm tin cho đối tác về chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động và thân thiện môi trường.
Xu hướng phát triển ngành dệt may của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung
đó là sản xuất xanh, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Nhất là đối với một quốc gia tập trung vào sản xuất, tiêu tốn nhiều loại nhiên liệu và hoá chất hỗ trợ như Việt Nam thì đây càng trở thành một trong những vẫn đề vô cùng cấp thiết. Không chỉ có vậy, ngày nay nhiều thị trường nhập khẩu hàng hoá dệt may đã dần đặt vấn đề thân thiện môi trường thành một trong những tiêu chí lựa chọn các nhà cung cấp. Chính vì thế, các doanh nghiệp dệt may ngoài việc tập trung vào sản xuất, cải thiện việc tham gia vào chuỗi giá trị thì cần tiếp tục thực hiện những biện pháp nhằm cắt giảm chất thải,
hạn chế việc sử dụng các chất hoá học, sử dụng những nguồn nguyên liệu xanh, nguyên liệu tái tạo và bảo vệ môi trường. Thực hiện được việc này là cơ sở cho ngành dệt may Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất cũng như đáp ứng được các yêu cầu tiêu chí của bên nhập khẩu, cải thiện được lợi thế so sánh.
dệt may xuất khẩu. Dệt may Việt Nam cần có sự phân khúc thị trường chính xác để xác định mình nên làm gì với mỗi thị trường, thị trường nào phù hợp với “mắt xích” nào trong chuỗi giá trị. Đối với những thị trường mới nổi và dễ tính như New Zealand hay Nga,.. .các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể đầu tư vào khâu thiết kế thời trang. Các doanh nghiệp cần vận dụng khả năng của mình để chủ động trong các khâu để giảm
sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, nâng cao sản xuất theo phương thức ODM, tăng cường sử dụng nguyên phụ liệu trong nước đối với việc thực hiện các đơn hàng với
các thị trường này.
Đối với các thị trường dẫn đầu về ngành dệt may như Mỹ hay EU, Nhật Bản, đây
là những quốc gia đi đầu về thiết kế và marketing phân phối sản phẩm dệt may, thì việc tham gia vào các khâu tạo ra nhiều giá trị gia tăng là rất khó. Thực tế đã chứng minh khoảng hơn 90% sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này chính là các sản phẩm gia công do các thị trường này đặt may. Những thiết kế và mẫu mã của các trung tâm thời trang này đã trở thành những thương hiệu quá vững chãi và quen thuộc. Chính vì thế, việc gia nhập khâu thiết kế vào phân khúc thị trường này đối với ngành dệt may Việt Nam là khó có thể thực hiện và có hiệu quả. Như vậy, đối với các thị trường khó tính này, dệt may Việt Nam chỉ nên duy trì sự ổn định, làm tốt các đơn hàng gia công trong khi dần dần chuyển mình lên các phương thức sản xuất hàng hoá cao hơn như FOB cấp I và cấp II.
Việc các doanh nghiệp chủ động cải thiện hoạt động của chính mình là một trong
những phương pháp hiệu quả để nâng cao hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may. Để làm được việc này, các doanh nghiệp cần nắm bắt đầy đủ và kịp thời các thông tin về thị trường, xu hướng của người mua, thị hiếu của người tiêu dùng, tình hình của dòng thương mại xuất khẩu hàng hoá dệt may,.Ngoài việc tự các doanh nghiệp đánh giá chủ quan các thông tin mình có, các công ty dệt may có thể cùng nhau xây dựng một hệ thông thu thập, đánh giá và phân tích thông tin thị trường, tạo cơ sở để xây dựng các chính sách hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, ngành dệt may cần liên tục cập nhật thông tin thị trường các thị trường xuất khẩu chính của mình như thị trường Mỹ, EU hay Nhật
Trademap, UN Comtrade để liên tục cập nhập các thông tin về thuế quan... và so sánh dữ liệu với các nước đối thủ.
Việc phân phối hàng hoá cũng có thể được thực hiện thông qua các kênh thương mại điện tử do đây là công cụ hữu hiệu giúp kết nối người mua và người bán trên các khu vực địa lý khác nhau. Tham gia thương mại điệu tử mang đến lợi ích rất lớn nên việc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam dần tham gia là điều vô cùng cần thiết. Thông qua các kênh thương mại việc tìm hiểu thị trường và cập nhật thông tin xuất khẩu, nhu cầu người tiêu dùng sẽ được thực hiện nhanh chóng với chi phí rẻ hơn mang lại hiệu quả cao hơn cho các doanh nghiệp.