tục tận dụng những lợi thế cạnh tranh sẵn có như:
- Nguồn nhân công dồi dào với kỹ năng khá, khả năng học hỏi nhanh và mức lương cạnh tranh.
- Trang thiết bị ngày một hiện đại và cải thiện .
- Sự hỗ trợ từ những hiệp định thương mại tự do và các thị trường xuất khẩu dệt may lớn.
- Địa điểm sản xuất và xuất khẩu cạnh tranh.
3.1.3. Các cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành ngành
dệt may
3.1.3.1. Cơ hội
Nhìn vào xu thế phát triển của ngành dệt may thế giới, cũng như tình trạng của các quốc gia có thế mạnh trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may, cùng với thực trạng
của lĩnh vực dệt may tại Việt Nam, có thể nhận thấy những cơ hội rõ rệt cho ngành dệt may của Việt Nam.
Thứ nhất, Việt Nam có lợi thế trong việc đón nhận xu hướng dịch chuyển sản xuất của các quốc gia đang dẫn đầu về lĩnh vực dệt may. Việc tập trung vào khâu sản xuất giúp Việt Nam tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình về đất đai và nguồn nhân
công lao động phổ thông. Chuyên môn hoá sản xuất là bước đệm cho việc gia tăng sản xuất hàng hoá, tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu thu lợi nhuận. Đặc biệt, đối thủ cạnh
tranh lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang có xu hướng tập trung vào thị trường trong nước cũng như dịch chuyển lên vị trí cao hơn của chuỗi giá trị. Tận dụng thời cơ này, Việt Nam có thể vươn lên tăng trưởng về xuất khẩu trong tình trạng áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc đã giảm bớt. Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng là cơ hội cho Việt Nam tận dụng lợi thế xuất khẩu hàng hoá dệt may vào thị trường Mỹ nhờ lợi thế thuế thấp hơn so với mức thuế trừng phạt Mỹ đang đánh vào hàng hoá của Trung Quốc. Điều này là điều kiện lớn để Việt Nam ngày càng nâng cao thị phần xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ.
vào nhiều thị trường mới, trong số đó thị trường Canada và Nhật Bản là hai thị trường được đánh giá có triển vọng nhất cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Nhờ việc tham gia vào các Hiệp định, các doanh nghiệp dệt may trong nước và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển, đầu tư nhiều hơn vào các ngành phụ trợ - có tác động trực tiếp đến chuỗi giá trị ngành dệt may như ngành sợi,
dệt nhuộm,... để nâng cao khả năng đáp ứng những yêu cầu xuất xứ như “từ sợi trở đi”, “từ vải trở đi” nhằm hưởng các ưu đãi xuất khẩu của các Hiệp định.
Thứ ba, việc gia tăng của nguồn vốn FDI đối với các doanh nghiệp dệt may là tiền đề cho hội nhập quốc tế của Việt Nam. Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua nguồn vốn FDI giúp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với mạng luới cung ứng toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng xuất khẩu hàng hoá. Bên cạnh đó, làn sóng FDI cũng mang đến những công nghệ hiện đại điển hình là những
sản phẩm thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những dây truyền sản xuất nhanh và tự động cũng như năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp tiên tiến từ các nước phát triển. Tất cả là tiền đề cho việc nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy sản xuất nhanh chóng và hiệu quả.
Cuối cùng, sự tham gia của nhiều đối thủ tiềm năng vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may cũng mang lại những khía cạnh tích cực cho Việt Nam. Đó là việc tạo cơ hội cho những nhà cung cấp có cơ hội xây dựng và củng cố mối quan hệ chiến lược với người mua trên toàn thế giới.
3.1.3.2. Thách thức
Những cơ hội mà xu thế phát triển của ngành dệt may cũng như cơ hội từ các quốc gia mang lại cho Việt Nam là rất lớn nhưng đi kèm với những cơ hội sẽ là những thách thức không nhỏ cho ngành dệt may của Việt Nam.
Một là, các hiệp định thương mại mang lại cơ hội giao thương và tiềm năng mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá dệt may cho Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh đó sẽ là những tiêu chuẩn khắt khe được đặt ra mà chỉ khi thoả mãn được các điều kiện ấy, hàng
dệt may của Việt Nam mới có thể được hưởng những ưu đãi từ các hiệp định. CPTTP quy định quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” và sợi phải được nhập từ các quốc gia thuộc Hiệp định còn EVFTA quy định xuất xứ “từ vải trở đi” mới được hưởng ưu đãi thuế
này không được nhập khẩu từ các nước không tham gia vào CPTPP. Ngành trồng bông dệt sợi tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu sản xuất. Nên để có thể đáp ứng được các yêu cầu xuất xứ nói trên vẫn là một bài toán lớn cho ngành dệt may của Việt Nam khi Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực còn Hiệp định EVFTA sẽ sớm được áp dụng trong năm 2020. Sự mở rộng thị trường mà các Hiệp định cũng mang
lại thách thức về năng lực sản xuất đối với các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam do việc phải kiểm soát tốt các đơn hàng cũ của các thị trường quen thuộc cũng như thực hiện nhiều đơn hàng từ các thị trường mới. Điều này mang đến thách thức về việc nâng cao năng suất lao động cho các cơ sở dệt may tại Việt Nam.
Hai là, nguồn vốn FDI đầu tư vào các doanh nghiệp dệt may Việt Nam một mặt mang lại cơ hội thúc đẩy giao thương, mặt khác lại hạn chế sự chủ động và kìm hãm quyền ra quyết định của các doanh nghiệp nội địa, cũng như hầu hết quyền hạn chức năng có tác động lớn đều nằm trong tay của các nhà đầu tư. Việc này dẫn đến việc lựa chọn nguồn cung ứng thường do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện, làm hạn chế các cơ hội sử dụng và xây dựng các nguồn cung ứng trong nước. Điều này cũng tương tự đối với hình thức sản xuất CMT của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam khi không
thể tự mình quyết định nguồn nguyên liệu đầu vào. Đây là một thách thức lớn của dệt may Việt Nam nếu muốn tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ba là, một thách thức khác mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp phải đó là các vấn đề về môi trường. Mặt trái của việc áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật, các phương pháp công nghệ cao là việc ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên. Các sản phẩm dệt may càng bắt mắt thì việc sản xuất những mặt hàng này cần sử dụng đến nhiều
loại hoá chất có tác động đến môi trường. Ngành dệt may là ngành có quy trình hoạt động phức tạp với mỗi giai đoạn đều phải sử dụng đến nhiều loại máy móc làm tăng chất xả thải khi vận hành, tiêu tốn nhiều năng lượng, cũng như các công đoạn đều sử dụng các nguyên liệu hoá chất khác nhau để tách chiết, đánh bóng,.. .Các loại hoá chất này thải ra môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm nặng nề đến hệ sinh thái, mà bài học lớn nhất có thể thấy rõ như vụ việc sả thải nhuộm của Formosa gây chết hàng loạt các loại thuỷ hải sản. Ngoài ra, gây nhiễm độc chì cũng là một vấn đề lớn của ngành dệt
các giải pháp để cải thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng nếu muốn phát triển ngành dệt may như một ngành trọng điểm với mục tiêu phát triển bền vững.
Bốn là, thách thức khi Việt Nam tận dụng tình huống chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung cũng không nhỏ. Bên cạnh việc có thể gia tăng việc xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước những thách thức nhất định. Có thể kể đến là nguồn cung nguyên liệu. Nếu tình trạng chiến tranh thương mại hai nước kéo dài, rất có thể các doanh nghiệp Mỹ sẽ yêu cầu hạn chế sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc Trung Quốc để phòng tránh rủi ro. Điều này đặt ra bài toán về sự chủ động
nguyên liệu dệt may của Việt Nam khi mà nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành vẫn chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc.
Năm là, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng của các quốc gia và việc ngành càng có nhiều quốc gia gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may, cũng như các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải thực hiện nhiều đơn hàng cũng đặt ra vấn đề về nguồn nhân lực như cạnh tranh tiền lương và các tiêu chuẩn lao động. Những yếu tố về lao động cũng dần được khách hàng toàn cầu quan tâm và hình thành một tiêu chuẩn tương đương như các tiêu chuẩn về xuất xứ hay tiêu chuẩn kỹ thuật, đòi hỏi các nhà sản xuất như Việt Nam cần đáp ứng mới có thể được hưỡng những ưu đãi và nâng cao cạnh tranh.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÀNH
DỆT