TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM 1.Lịch sử ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu 226 giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45 - 46)

2.1.1. Lịch sử ngành dệt may Việt Nam

Giai đoạn trước 1986

Năm 1954, hoà bình được lập lại, miền Bắc Việt Nam được giải phóng, tạo điều kiện để nền kinh tế của nước nhà được phát triển, có cơ hội để quan tâm đầu tư. Cùng sự tự nỗ lực và trợ giúp của các nước bạn, nhà nước ta đã xây mới và cải tạo được nhiều

nhà máy may với công suất lớn như nhà máy Dệt 8-3, nhà máy dệt kim Đông Xuân, Dệt

Nam Định, Dệt Phú Vĩnh, nhà máy May 10 và nhà máy may Thăng Long. Ngoài ra, các

hợp tác xã dệt may cùng với những tổ sản xuất thủ công cũng được thành lập với mục tiêu phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân.

Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất vào năm 1975, ngành dệt may Việt Nam có sự phát triển mới khi xây dựng được hàng loạt nhà máy lớn trên khắp các miền của tổ quốc như nhà máy sợi Hà Nôi, nhà máy sợi Huế hay nhà máy sợi Nha Trang,

cung với các nhà máy may như Hữu Nghị, Nhà Bè,... Sản phẩm dệt may ở thời điểm này không còn chỉ được sản xuất với mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước nữa mà đã được xuất khẩu sang nước ngoài, điển hình là các nước Đông Âu. Tuy vậy, sản phẩm ở thời kỳ này vẫn chưa có sự cải tiến đổi mới hay nâng cao chất lượng do cơ chế chung của nền kinh tế và sự phụ thuộc vào nhà nước của các doanh nghiệp dệt may.

Giai đoạn 1986 - 1997

Giai đoạn những năm 1990s, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là các nước Đông Âu xảy ra biến cố, cùng với việc Việt Nam thay đổi cơ chế thị trường kiến cho các ngành gặp khó khăn, ngành dệt may cũng không nằm ngoại lệ. Các doanh nghiệp

dệt may lúc này thể hiện rõ những điểm yếu của mình như sản xuất theo chỉ tiêu, không tự chủ về các nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, không có sự sáng tạo trong sản xuất và cơ sở vật chất phục vụ ngành nay đã lạc hậu,.Ngành dệt may nói riêng và các ngành

không chỉ được tiếp nhận về vốn mà còn được tiếp cận với những phương thức sản xuất

mới, cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến, áp dụng các công nghệ sản xuất cao cũng như trình độ, tiếp nhận phương thức quản lý mới. Tất cả những yếu tố trên tạo điều kiện cho ngành dệt may nước nhà đổi mới cả về chất lượng và số lượng.

Chủ trương ngoại giao đa phương hoá của chính phủ. Tránh việc phụ thuộc và chỉ giao thương với các nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước Việt Nam tại giai đoạn này đã mở rộng quan hệ ngoại giao, thiết lập quan hệ với nhiều nước và khu vực trên toàn thế giới, kéo theo đó là sự mở rộng về giao dịch thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu của các ngành nghề, đặc biệt là ngành dệt may. Từ đó, các thị trường mới được mở ra cho ngành dệt may của Việt Nam như thị trường châu Âu, ASEAN, các nước Bắc

Á,...Bên cạnh đó, việc gia nhập vào các tổ chức thế giới như WTO, ASEM, ASEAN,.. .cũng là tiền đề cho sự phát triển của ngành dệt may.

Giai đoạn 1998 đến nay

Các sự đổi mới của thời gian trước 1998 chính là nguồn gốc cho sự phát triển của

ngành dệt may từ giai đoạn 1998 đến nay. Tháng 11 năm 1998, Việt Nam được thông qua việc kết nạp vào APEC, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực năm 2001 cũng như năm 2006, nước ta tham gia Hiệp định thành lập WTO. Đây là các mốc đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng ngành đạt trung bình ở ngưỡng 17%/năm cho đến ngày nay cùng với một số lượng lớn các doanh nghiệp dệt may được thành lập.

Hiện nay, Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, điều này khiến cho ngành dệt may của Việt Nam càng có nhiều cơ hội phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngành dệt may luôn luôn là ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu của nền kinh tế nước nhà, với nguồn thu lớn cũng như khả năng tạo việc làm, nâng cao phúc lợi xã hội.

Một phần của tài liệu 226 giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w