Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp có chuỗi giá trị dài nhất với sự tham gia của nhiều quốc gia. Cơ cấu và quy mô, xu hướng phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may hiện tại có một vài xu hướng lớn, tác động mạnh đến việc
tham gia và nâng cao vị thế của các quốc gia.
Thứ nhất, cơ cấu sản xuất của các quốc gia phát đang dịch chuyển dần về các nước đang phát triển. Như đã được biết, các nền kinh tế đi đầu về lĩnh vực dệt may hiện
nay có xu hướng tập trung vào các khâu tạo ra giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm cuối cùng như thiết kế hay Marketing và phân phối. Cùng với xu hướng đó, việc sản xuất nguyên phụ liệu, cắt may có xu thế dịch chuyển về các quốc gia đang và kém phát triển để tận dụng lợi thế về đất đai, thiên nhiên cũng như khai thác nguồn nhân công phổ thông dồi dào với chi phí thấp. Điều này thể hiện tính chuyên môn hoá của các quốc gia
trong ngành dệt may, mỗi nước sẽ tập trung vào công đoạn mà mình có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các khu vực khác.
Thứ hai, các thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may cũng đang có sự dịch chuyển lớn. Hiện nay, thị trường xuất khẩu hàng đầu về đồ dệt may vẫn thuộc về các quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu là Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, ba thị trường này chỉ chiếm
10% dân số thế giới, mà, sức mua của các thị trường này đang có tốc độ tăng trưởng giảm dần và ngày càng có xu hướng giảm tương đối so với các khu vực đang phát triển hay các quốc gia đang lên khác. Theo các nhà dự báo thị trường, nhu cầu dệt may tại các nước đang phát triển và các quốc gia đang lên sẽ tăng mạnh, ảnh hưởng đến dòng xuất nhập khẩu hàng hoá dệt may.
Thứ ba, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may ngày càng tăng cao. Ngành dệt may luôn là lĩnh vực được lựa chọn để làm điểm xuất phát cho phát triển
càng có nhiều quốc gia tham gia khiến cho việc cạnh tranh trong ngành này ngày một nhiều.
Thứ tư là việc áp dụng khoa học công nghệ, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất hàng dệt may. Đây là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may nhằm gia tăng sản xuất, năng suất lao
động cũng như nâng cao lợi thế so sánh của quốc gia. Bên cạnh đó, do việc sản xuất ngày càng nâng cao nên các tiêu chuẩn về kỹ thuật, quy tắc xuất xứ cũng được áp dụng chặt chẽ hơn đối với các sản phẩm dệt may.
Cuối cùng xu hướng của ngành dệt may cần kể đến là sự gia tăng của việc sở hữu
và liên kết nội địa. Các quốc gia kém và đang phát triển chủ yếu dựa vào nguồn vốn FDI
trong đó ngành dệt may tại các nước này cũng nhận được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài.
Việc phụ thuộc này khiến cho các quốc gia bị hạn chế và mất đi nhiều về sự chủ động trong hoạt động và sản xuất. Việc kết chuyển vốn về công ty mẹ cũng làm lợi nhuận sau
cùng của các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển.
Như vậy, xu hướng phát triển của ngành dệt may có khả năng tạo ra nhiều cơ hội
cho các quốc gia đã, đang và sẽ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may. Bên cạnh những cơ hội cũng sẽ là những thách thức mà các quốc gia cần ứng phó để giữ vững và nâng cao vị thế của mình trong chuỗi giá trị.