(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam, 2019)
Hoạt động cắt may của ngành dệt may Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện dưới hình thức CMT và OEM, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của hai loại hình sản xuất này chiếm đến hơn 90%, trong đó CMT khooảng 65% và OEM là
25%. Hình thức CMT là hình thức đơn giản nhất của hoạt động cắt may, các doanh nghiệp chỉ thực hiện đơn hàng dựa trên nguyên liệu đầu vào có sẵn và yêu cầu của bên đặt gia công, với hình thức này doanh nghiệp gia công dệt may chỉ được hưởng lợi khoảng 1-2% trong toàn chuỗi giá trị. Còn với hình thức sản xuất OEM, lợi nhuận mang
về ở khoảng 4-10%. Hai phương thức mang lại lợi nhuận cao nhất là ODM và OBM thì chỉ được rất ít các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Hai hình thức này chiếm tỷ trọng lần lượt là 9% và 1%. Những điều này khiến cho Việt Nam không có nhiều vị thế trong giai đoạn này của ngành dệt may. Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng dịch chuyển dần sang những hình thức sản xuất cao hơn và hình thức được hướng đến nhiều nhất là OEM (hay
còn gọi là FOB). Với FOB, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào cũng như bán thành phẩm. Đây sẽ là tiền đề thúc đẩy
may. Còn đối với hình thức ODM và OBM, tuy đây là hai hình thức nếu thực hiện có thể mang về lợi nhuận với mức từ trên 20% đến 100% cho doanh nghiệp, nhưng tại Việt
Nam hai hình thức này chưa phổ biến. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại vẫn chưa mạnh về khâu thiết kế, chưa có thương hiệu nhận diện trên thị trường toàn cầu, nên tỷ trọng của hai hình thức này tại Việt Nam còn thấp.