Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may

Một phần của tài liệu 226 giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 39)

1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may

Dệt may là một trong những ngành nghề được hình thành đầu tiên dẫn đến nó trở

thành ngành có chuỗi giá trị sớm nhất. Định nghĩa chuỗi giá trị toàn cầu dệt may được hiểu như sau: “Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may là các giai đoạn của việc sản xuất

sản phẩm dệt may. Chuỗi giá trị bắt đầu từ khâu thiết kế, khai thác nghiên liệu, gia công

sản phẩm sau đó phân phối sản phẩm ra thị trường. Sự tham gia của các thành phần của chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may không chỉ đến từ một doanh nghiệp hay gói gọn trong một lãnh thổ, mà nó đến từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới. ” Như vậy thông

của chuỗi giá trị cần có sự sáng tạo và đổi mới công nghệ, bắt kịp xu hướng. Điều này có nghĩa là những công ty bán lẻ và các công ty phát triển thương hiệu (khách hàng quốc

tế) thường có vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị toàn cầu chịu sự chi phối của người mua thường bao gồm các nhà bán lẻ, các công ty Marketing, các doanh nghiệp

sản xuất có uy tín thương hiệu đóng vai trò chủ chốt trong việc cấu thành mạng lưới sản

xuất tập trung tại các nước xuất khẩu khác nhau trên toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Việc đặt các dây truyền sản xuất tại các khu vực kể trên phụ thuộc vào lý do đây là mô hình chuỗi giá trị thâm dụng lao động, mà ở các nước đang phát triển có một nguồn nhân lực giá rẻ và dồi dào, điều này giúp giảm tối thiểu hoá chi phíChuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may dạng đơn giản

Sơ đồ 1.6 - Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may dạng đơn giản

(N gu ồn : Gr eff i, 20.3 ⅛5 ⅛ 1l uỗ i gi á trị to àn cầ u ng àn h dệt m ay dạ ng m

Ngoài ra chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may còn được làm rõ trên sơ đồ đường cong nụ cười của ngành dệt may:

Sơ đồ 1.8 — Sơ đồ đường cong nụ cười ngành dệt may

(Nguồn: Nguyễn Thị Hường, 2009)

Như vậy, thông qua sơ đồ tối giản của chuỗi giá trị toàn cầu và mô hình đường cong nụ cười, có thể thấy rõ được chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may được phân ra làm năm giai đoạn chính: thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu, cắt may, xuất khẩu, marketing - phân phối. Sơ đồ mở rộng của chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may thì thể hiện chi tiết các công đoạn cũng như sự tham gia của các thành phần vào chuỗi giá trị. • Giai đoạn 1: Thiết kế

Thiết kế là một trong những công việc đầu vào đầu tiên của ngành dệt may. Thiết

kế là hoạt động sáng tạo những ý tưởng mới để làm tiền đề sản xuất, là bước phác thảo minh hoạ ra sản phẩm. Công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, tinh tế và nhanh nhạy cũng như người làm thiết kế với trình độ chuyên môn cũng như kỹ thuật cao với khả năng nhanh chóng nắm bắt được xu hướng và thị hiếu của khách hàng. Dù là công việc đầu vào nhưng thiết kế là một trong những giai đoạn đóng góp nhiều giá trị gia tăng nhất

cho sản phẩm. Chính vì thế công việc thiết kế thuộc về những thành phần có vị trí cao trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may. Có thể thấy rõ thị trường Bắc Mỹ chủ yếu

• Giai đoạn 2: Sản xuất nguyên phụ liệu

Đây cũng là một trong những công việc đầu vào của lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên

giá trị của giai đoạn này mang lại cho giá trị sản phẩm không cao bằng so với giai đoạn thiết kế. Mặc dù vậy, đây vẫn là một khâu vô cùng quan trọng, có yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Giai đoạn sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may có một vài đặc điểm như sau:

Thứ nhất, sản xuất nguyên phụ liệu có tính chất thời trang cao: Yếu tố quyết định

chất lượng của sản phẩm nguyên phụ liệu chính là chất lượng của sản phẩm dệt may. Chu kỳ của ngành dệt may cũng chính là chu kỳ của ngành công nghiệp chế tạo nguyên phụ liệu dệt may. Chính vì thế, cũng như sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu có vòng đời sản phẩm ngắn, liên tục thay đổi phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng cũng như các xu hướng.

Thứ hai, sản xuất nguyên phụ liệu thâm dụng vốn và lao động: Công việc sản xuất nguyên vật liệu đầu vào của ngành dệt may đòi hỏi một số lượng lớn lao động phổ thông, không cần có tay nghề quá cao hay trình độ chuyên môn như giai đoạn thiết kế. Đây là nguyên nhân cho việc cái nước đi đầu về dệt may đã chuyển dần việc sản xuất nguyên phụ liệu vào các thị trường đang phát triển có nguồn đất đai và nhân công giá rẻ

dồi dào.

Thứ ba, những công việc tạo nên giá trị của nguyên phụ liệu đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao. Đối với những công việc như khâu nhuộm hoặc hoàn tất vải thì lại yêu cầu một đội ngũ nhân viên lành nghề để đảm bảo tính chính xác và đồng đều cho sản phẩm cuối cùng.

Thứ tư, sản xuất nguyên phụ liệu là công việc có tính truyền thống: đây là công việc gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành dệt may.

Thứ năm, sản xuất nguyên phụ liệu là công việc mang tính thời vụ.

Giai đoạn sản xuất nguyên phụ liệu bao gồm hai loại công việc chính: sản xuất nguyên liệu và sản xuất phụ liệu. Nguyên liệu chính là vải vóc - cấu phần cơ bản của ngành dệt may. Còn phụ liệu là các vật liệu liên kết sản phẩm dệt may như chỉ khâu chỉ

• Giai đoạn 3: May

Đây là giai đoạn quan trọng không kém các khâu khác, là khâu tạo ra sản phẩm cuối cùng trước khi đưa ra thị trường. Tuy vậy, giá trị sản phẩm tạo ra ở giai đoạn này lại là thấp nhất với chỉ khoảng 10-15%. Giai đoạn may là giai đoạn thâm dụng nhiều lao

động nhất trong cả chuỗi giá trị. Do đặc thù dây truyền sản xuất cũng như không đòi hỏi

nhiều lao động với trình độ cao nên khâu cắt may thường được đặt tại các khu vực đang

phát triển với nguồn nhân lực dồi dào như Việt Nam, Trung Quốc,... Hình thức sản xuất chủ yếu tại các quốc gia thực hiện công đoạn cắt may là hình thức gia công. May đượcSơ đồ 1.9 — Các hình thức may

(Nguồn: Tạp chí công thương, 2020) Hình thức CMT (Cut - Make - Trim): đây là hình thức cơ bản nhất của khâu dệt may. Tại hình thức này, bên sản xuất chỉ có nhiệm vụ cắt may và hoàn thành sản phẩm dựa theo yêu cầu của khách hàng. Khách hàng cũng là bên cung cấp các nguyên phụ liệu đầu vào cho bên sản xuất. Hình thức này thường được thực hiện dưới dạng hợp đồng thầu phụ, tạo ra giá trị thấp nhất do bên sản xuất không sở hữu gì ngoài việc cung cấp sức lao động. Các đơn hàng thực hiện CMT thường thuộc về các xưởng may gia công trên thế giới như Việt Nam, Bangladesh,.

Hình thức OEM (Original Equipment Manufacturing): đây là hình thức mang lại

giá trị cao hơn so với CMT. Tại đây, bên sản xuất thay vì chỉ thực hiện gia công thì họ sẽ nhận mẫu thiết kế của bên đặt sản xuất, tự tìm nguồn nguyên phụ liệu và tận dụng cơ

sở sẵn có của mình để hoàn thành đơn hàng dựa trên mẫu thiết kế đã có. Sản phẩm sau khi đã hoàn thiện được đặt dưới thương hiệu của bên đặt sản xuất. Hình thức này mang lại tính chủ động hơn cho bên nhận gia công sản phẩm, thường được thực hiện tại khu vực Hàn Quốc, vùng lãnh thổ tự trị Hong Kong,...

Hình thức ODM (Original Designed Manufacturing): dưới hình thức này, bên sản xuất tự chủ về hầu hết các giai đoạn bao gồm thiết kế, lựa chọn nguyên phụ liệu, sản

xuất và hoàn thiện sản phẩm. Do sự chủ động về mọi khâu nên giá trị của hình thức ODM là cao hơn so với OEM, tuy vậy bên sản xuất lúc này lại cần trình độ sản xuất cao

hơn, nguồn nhân lực chuyên nghiệp hơn. Hình thức này chủ yếu áp dụng khi một bên khách hàng đã có thương hiệu nhưng không có nguồn sản xuất. Khi đó bên khách hàng sẽ đặt sản xuất ODM rồi gắn nhãn mác thương hiệu của mình lên sản phẩm cuối cùng.

Hình thức OBM (Original Brand Manufacturing): đây là hình thức đem lại giá trị cao nhất, bên sản xuất của hình thức này sẽ tự chủ tất cả các giai đoạn của việc sản xuất hàng dệt may. OBM là hoạt động ODM kết hợp với việc hình thành thương hiệu và phân phối sản phẩm ra thị trường. Đây là khái niệm chỉ dành cho những tập đoàn có thể tham gia vào khâu thiết kế, sản xuất và phát triển thương hiệu. Ngoài việc đặt hàng theo mẫu CMT, OEM của bên thứ ba để tối thiểu hoá chi phí cho các mẫu hàng cơ bản thì các doanh nghiệp này còn có hệ thống sản xuất riêng cho các sản phẩm độc quyền của mình.

Giai đoạn 4: Xuất khẩu

Đây là giai đoạn thâm dụng tri thức, là sự liên kết giữa các thương hiệu, các văn phòng mua hàng, các công ty con, các chi nhánh của các tập đoàn,.Hàng dệt may sau khi được gia công sẽ được đem xuất khẩu dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào

các loại hình. Xuất khẩu được coi là khâu trung gian không trực tiếp tạo ra giá trị sản phẩm nhưng lại đem lại lợi nhuận không hề nhỏ.

Giai đoạn 5: Marketing và phân phối

Đây là giai đoạn cuối cùng trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may, tuy nhiên, cũng giống như khâu thiết kế, Marketing và phân phối là giai đoạn mang lại nhiều

khâu trước đó của chuỗi giá trị. Để tham gia được vào giai đoạn này đòi hỏi trình độ tri thức cao, chính vì thế rào cản tham gia được khâu này của chuỗi giá trị là vô cùng lớn. Các thành phần của giai đoạn Marketing và phân phối chủ yếu cũng là các nhà bán lẻ nổi tiếng những tập đoàn danh tiếng từ đến từ thị trường châu Âu châu Mỹ nắm giữ.

Như vậy, thông qua từng giai đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may, ta có thể thấy rõ các khâu mang lại giá trị cao nhất là khâu đầu tiên và khâu cuối cùng của chuỗi giá trị. Các công đoạn này chủ yếu được thực hiện tại các khu vực đi đầu của ngành dệt may như khu vực châu Âu, châu Mỹ,... Các giai đoạn như sản xuất guyên liệu đầu vào thì đang có xu hướng dịch chuyển dần sang các khu vực địa lý khác. Còn giai đoạn đem lại giá trị thấp nhất thì được đặt tại khu vực các nơi có nguồn nhân công lớn và giá rẻ như các nước đang phát triển. Như vậy, để có thể nâng cao vị thế của mình

trong chuỗi giá trị, thì mỗi quốc gia cần dần hướng tới các giai đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho sản phẩm dệt may.

Một phần của tài liệu 226 giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w