Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN xác định quản trị rủi ro là một trong những nguyên tắc quản trị công ty hàng đầu cần được đặc biệt chú trọng. Ban lãnh đạo đã đề xuất và thực hiện nhiều biện pháp để quản trị rủi ro nhằm hạn chế ở mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu của những rủi ro này đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hoạt động quản trị rủi ro hướng đến các mục tiêu:
• Kịp thời nhận diện rủi ro và khai thác các cơ hội, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
• Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của Tập đoàn;
• Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh Tập đoàn;
• Phân định rõ ràng trách nhiệm sở hữu và quản trị rủi ro, xây dựng cơ chế giám sát và báo cáo rủi ro liên tục trong toàn Tập đoàn.
Công ty đã xây dựng hệ thống quản trị rủi ro dựa trên những thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời áp dụng linh hoạt phù hợp với mô hình của hoạt động công ty và mội trường hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
65ANNUAL REPORT | ANNUAL REPORT |
64 | THE PAN GROUP | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016 ANNUAL REPORT |65
64
miễn phí cho người dân nhằm nâng cao hiệu quả cho người nông dân.
Rủi ro về thời tiết
Thời tiết được đánh giá là rủi ro quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất các công ty con NSC và PSB cũng như đến việc gieo trồng của nông dân, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng tiêu thụ. Việc sản xuất hàng hóa tập trung chủ yếu tại ĐBSCL, Tây nguyên và miền Trung (NSC), nơi có điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, mưa bão, hạn hán xảy ra thường xuyên đã ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Giải pháp hạn chế rủi ro:
Để đối phó với rủi ro này, NSC đã và đang chủ động mở rộng vùng sản xuất và diện tích sản xuất tại các vùng sinh thái khác nhau nhằm đảm bảo lượng hàng cung ứng cho thị trường. Đồng thời, NSC cũng đầu tư xây dựng kho bãi bảo quản hàng hóa để đảm bảo đầy đủ lượng hàng hóa cung cấp trong trường hợp xảy ra thiên tai, điển hình là dự án kho dữ trữ quốc gia tại Đồng Văn và Ba Vì đã đưa vào sử dụng trong năm 2015. NSC cũng áp dụng nghiên cứu phát triển các sản phẩm chống chịu rét, hạn hán, ngập mặn, kháng sâu bệnh tại các vùng sinh thái khác nhau. Ngoài ra, NSC đang triển khai đa dạng hóa vùng sản xuất sang thêm ở khu vực phía Bắc để góp phần phòng ngừa rủi ro.
Đối với PSB, công ty tập trung áp dụng công nghệ cao vào hoạt động trồng hoa, cụ thể công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính hiện đại bậc nhất từ Bỉ và Hà Lan, cùng hệ thống tưới tiêu và đê mương từ Israel để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng từ những diễn biến tiêu cực của thời tiết.
Rủi ro về diện tích đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn lực quan trọng đối với quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong quá
trình đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế bền vững. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam rất manh mún và phân tán do những đặc thù về điều kiện địa hình, mật độ dân số, cách phân bổ đất đai, yếu tố văn hóa và lịch sử. Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp Việt Nam đang dần mất đi do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Những yếu tố trên đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực kinh doanh giống cây trồng và sản xuất gạo nói riêng.
Đối với PSB, vùng đất Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng rất thuận lợi cho việc trồng trọt, đây là vùng sản xuất nông nghiệp rộng lớn, tập trung, chất lượng cao ở khu vực Đông Nam Á. Công ty vẫn đang tiếp túc mở rộng quỹ đất tại Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên để phục vụ cho mục đích phát triển kinh doanh. Rủi ro về diện tích đất trồng đối với PSB hiện tại đang ở mức thấp.
Giải pháp hạn chế rủi ro:
Đối phó với rủi ro này, Công ty đã có những biện pháp hợp tác với các cấp chính quyền địa phương chủ động cơ cấu lại diện tích giống cây trồng, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, Công ty cũng hợp tác với các công ty lương thực xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo giúp người dân tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.