Chi phí huy động vốn giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex chi nhánh quảng ninh (Trang 76 - 83)

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Qui mô vốn

tiền gửi huy động 610 674 769

- Chi trả lãi 71.8 78.6 83.7 80.8 101 83.1

- Chi ngoài lãi 19.5 21.4 20.3 19.2 20.6 16.9

Tổng chi 91.3 100 104 100 121.6 100

Tỷ suất chi phí trả lãi bình quân

11.77 12.4 13.13

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh PGBank Quảng Ninh 2015-2017)

Theo bảng 3.7 chi phí huy động vốn giai đoạn 2015-2017 của PGBank Quảng Ninh có xu hướng tăng. Năm 2015, chi phí trả lãi tiền gửi là 71.8 tỷ đồng trên tổng tiền gửi huy động là 610 tỷ đồng, tỷ suất chi phí bình quân là

11.77%, hay nói cách khác, để huy động được 1 đồng tiền gửi thì chi phí mà chi nhánh phải bỏ ra bình quân là 0.11 đồng chi phí trả lãi.

Năm 2016, chi phí trả lãi tiền gửi là 83.7 tỷ đồng, tăng 16.5% so với năm 2015, tỷ suất chi phí trả lãi bình quân là 12.4%. Đến năm 2017, chi phí mà các PGBank Quảng Ninh sử dụng để huy động 769 tỷ đồng tiền gửi là 101 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2016, tỷ suất chi phí trả lãi bình quân là 13.13%.

Sở dĩ, chi phí huy động vốn tại PGBank Quảng Ninh trong năm 2015 - 2017 có xu hướng tăng nhanh là do ảnh hưởng của lãi suất trên thị trường có sự biến động mạnh, các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt với nhau để có thể huy động đủ nguồn vốn, nên bản thân hệ thống của PGBank cũng phải tăng lãi suất huy động để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng tới gửi tiền. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất huy động hợp lý, PGBank Quảng Ninh còn chú trọng việc nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa và tối ưu hóa sản phẩm tiền gửi nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng nên nguồn vốn tiền gửi tại PGBank Quảng Ninh huy động được cũng có sự tăng trưởng cao từ 14% - 16%, từ đó đáp ứng tốt nhu cầu vốn kinh doanh của các ngân hàng.

3.3. Thực trạng quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh Quảng Ninh Petrolimex - Chi nhánh Quảng Ninh

3.3.1. Cơ chế điều hành và quy trình nghiệp vụ quản lý huy động vốn

Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - chi nhánh Quảng Ninh tuân thủ quy chế điều hành huy động vốn của NHNN, quyết định số 1275/QĐ - NHNN - KHTH ngày 05/8/2009 của Thống đốc NHNN về việc ban hành các quy định về quản lý vốn trong hệ thống NHTM; Quyết định số 1122/QĐ-DDQT-KHTH ngày 25/7/2011 ban hành quy định về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi trong hệ thống NHTM; Quyết định số 124/QĐ-HĐQT- KHTH ngày 21/2/2008 ban hành quy định về phát hành giấy tờ có giá của NHTM để huy động vốn trong nước. Các thể thức huy động

vốn, các văn bản quy định về hạch toán kế toán, các văn bản chỉ đạo trong từng thời kỳ. Tại PGBank Quảng Ninh, phòng Kế hoạch giao dịch và kho quỹ chịu trách nhiệm tiếp nhận các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo và triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong toàn chi nhánh. Cụ thể là chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng và chiến lược huy động vốn dài hạn cũng như các giải pháp thực hiện trong từng thời kỳ, tổ chức điều hoà, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.

3.3.2. Quản lý và điều hành hoạt động huy động vốn

Vốn huy động là cơ sở để thực hiện nghiệp vụ cho vay, do vậy việc thực hiện tốt cơ chế này sẽ giúp cho ngân hàng đạt được kết quả tốt trong kinh doanh. Xác định cơ cấu vốn huy động từ đó sử dụng công cụ lãi suất, chính sách khách hàng phù hợp để đạt được hiệu quả huy động vốn cao nhất.

Về cơ cấu nguồn vốn tiền gửi (Bảng 3.4) ta thấy:

Về tiền gửi của TCKT, chi nhánh xác định là nguồn vốn luôn có biến động không ổn định do chủ yếu là các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này thường có quan hệ một cách toàn diện, sử dụng đầy đủ các sản phẩm của PGBank Quảng Ninh (ví dụ: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, thanh toán trong nước và quốc tế, mua-bán ngoại tệ, dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ cho khách hàng khi có yêu cầu…), do đó phải coi các doanh nghiệp này là bạn hàng truyền thống. Số dư và mức độ biến động nguồn huy động từ TCKT qua các năm không lớn, cơ cấu tiền gửi của tổ chức kinh tế hiện chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 11% trên tổng nguồn vốn huy động.

Tiền gửi dân cư có số dư tăng trưởng hàng năm khá cao, giai đoạn 2015- 2017 chiếm gần 90% trên tổng nguồn vốn huy động. Có được kết quả đó là bởi PGBank Quảng Ninh có hệ sinh thái khách hàng cá nhân đông đảo là các điểm bán lẻ xăng dầu và hệ thống đại lý của Petrolimex. Ngoài ra, trong mấy năm gần đây, PGBank Quảng Ninh thực sự chú trọng việc phát triển ngân hàng bán lẻ

cùng với đó là việc mở rộng mạng lưới hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ. Với chủ trương huy động từ những đồng tiền nhỏ, thực sự nhàn rỗi trong dân cư, thông qua các sản phẩm dịch vụ và các phương pháp tiếp cận thích hợp, chi nhánh đã tạo lập được nguồn vốn huy động khá ổn định, vững chắc, để chủ động đáp ứng các nhu cầu tín dụng của khách hàng.

- Về nguồn vốn theo kỳ hạn (Bảng 3.5) ta thấy:

Đến năm 2017, cơ cấu vốn huy động, nguồn vốn các kỳ hạn thực sự hợp lý, điều đó cho thấy hoạt động huy động vốn của PGBank Quảng Ninh đã đi đúng định hướng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để giảm chi phí cho việc huy động vốn, PGBank Quảng Ninh đã tập trung tăng cường huy động nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, vì nguồn tiền này có chi phí thấp và có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, nguồn vốn này có điểm bất lợi là tính ổn định không cao cho nên ngân hàng phải có chiến lược khách hàng phù hợp trong cơ cấu đầu tư vốn giữa ngắn hạn và trung, dài hạn.

- Về lãi suất huy động:

Cần xác định rõ đây là công cụ quan trọng để điều chỉnh cơ cấu vốn huy động, để điều chỉnh mức tăng trưởng vốn huy động trong dân cư, hay tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức khi khách hàng gửi với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Hiện nay cơ chế điều hành lãi suất huy động vốn và cho vay của PGBank Chi nhánh Quảng Ninh được thực hiện trên cơ sở trần lãi suất huy động do NHNN quy định.

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất, đa phần là tiền gửi của dân cư, điều đó phản ánh tâm lý gửi tiết kiệm của người dân Việt Nam thường chọn kỳ hạn ngắn để tránh rủi ro lãi suất. Giai đoạn 2015-2017, PGbank Quảng Ninh đã điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, nhằm phục vụ cho vay các dự án trung và dài hạn của ngành Than trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình điều hành lãi suất PGBank Quảng Ninh có áp dụng chương trình ưu đãi lãi suất, giảm một phần phí dịch vụ đối với những khách hàng truyền thống có tiền gửi lớn như: Công ty Xăng dầu B12, Cảng dầu B12, Công ty TNHH MTV VIPCO Hạ Long…..

3.3.3. Thực trạng lập kế hoạch huy động vốn

Hình 3.7. Quy trình lập kế hoạch huy động vốn tại ngân hàng PGBank

(Nguồn: Ban kế hoạch và nguồn vốn PGBank)

Bước 1: Căn cứ dự kiến mục tiêu kinh doanh năm kế hoạch được Hội đồng thành viên phê duyệt, Hội sở chính thông báo số kiểm tra kế hoạch năm cho các chi nhánh để làm căn cứ xây dựng kế hoạch huy động vốn năm chuẩn bị việc bảo vệ kế hoạch đối với Hội sở chính.

Bước 2: Chi nhánh căn cứ vào chiến lược kinh doanh của PGBank; định hướng kinh doanh hàng năm, xây dựng kế hoạch kinh doanh gửi Hội sở chính, kèm theo các bản thuyết minh giải trình rõ tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn kỳ trước, dự kiến kỳ kế hoạch.

Bước 3: Giám đốc chi nhánh thực hiện bảo vệ kế hoạch huy động vốn, sau đó được tổng hợp cân đối chung toàn quốc làm căn cứ để trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Các chỉ tiêu được phê duyệt là căn cứ để điều hành kế hoạch tại chi nhánh.

Căn cứ giao kế hoạch năm sau dựa trên số huy động năm trước, tình hình phát triển kinh tế tại mỗi địa phương, vị thế của ngân hàng trên địa bàn và hướng đến mục tiêu:

- Tăng nguồn vốn huy động có kỳ hạn bởi đây là nguồn vốn ổn định, góp phần duy trì hoạt động cho vay trung và dài hạn của chi nhánh.

Các chi nhánh giao dịch loại I, II Hộ sở chính PGBank 1 2 3

- Tăng thị phần của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong địa bàn hoạt động.

- Thu hút ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng và giữ chân các khách hàng cũ.

- Và một số mục tiêu khác như tăng uy tín của ngân hàng, phát triển thương hiệu của ngân hàng …

3.3.4. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn

Khi nhận kế hoạch hàng năm được Tổng Giám đốc phê duyệt, PGBank Quảng Ninh sẽ xây dựng kế hoạch về hoạt động huy động vốn nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Tổng giám đốc đã giao. Cụ thể bằng những chương trình sau:

Thường xuyên có các chương trình khuyến mại, mã dự thưởng, quay thưởng trúng quà lớn nhằm thu hút khách hàng gửi tiền nhân dịp đầu xuân năm mới như: Tiết kiệm online - Rinh quà đón Tết, “Tết hội ngộ - Xuân sum vầy”, “Thu rộn ràng - Giờ vàng may mắn”, và hàng loạt các ưu đãi hấp dẫn khác dành cho CBNV thuộc Tập đoàn Petrolimex…

- Tổ chức đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý chịu trách nhiệm tổ chức thực thi kế hoạch.

- Chỉ đạo thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng phòng ban, từng nhân viên.

- Bên cạnh đó PGBank Quảng Ninh cũng đã tổ chức phát động thi đua công tác huy động vốn trong ngân hàng nhân dịp chào mừng những ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm thành lập chi nhánh, đồng thời có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc.

3.3.5. Thực trạng kiểm soát kế hoạch huy động vốn

Hoạt động kiểm soát huy động vốn được Ban lãnh đạo PGBank Quảng Ninh đặc biệt quan tâm. Nhất là những năm gần đây, tình hình huy động vốn trở nên khó khăn, ngân hàng phải tiếp cận các nguồn vốn đắt hơn. Chủ thể trong kiểm soát huy động vốn gồm: Giám đốc và Phó giám đốc, bộ phận giúp việc, tham mưu là phòng Kinh doanh và Phòng KTGD&KQ. Phòng

KTGD&KQ là đầu mối xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm soát thực hiện kế hoạch huy động vốn. Phòng KTGD&KQ phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác như Phòng Kinh doanh, Phòng KTTC tại chi nhánh để thực hiện vai trò đầu mối kiểm soát.

Hình thức kiểm soát huy động vốn: kết hợp cả kiểm soát thường xuyên và kiểm soát đột xuất. Kiểm soát thường xuyên theo định kỳ hoặc chương trình kế hoạch được xây dựng từ đầu năm là chủ yếu, tức là định kỳ hàng tháng, hàng quý các bộ phận, chi nhánh & PGD phải báo cáo chỉ tiêu huy động vốn đạt được cho phòng KTGD&KQ để tổng hợp lập báo cáo gửi Ban giám đốc. Ngoài hình thức kiểm soát thường xuyên, lãnh đạo ngân hàng còn kiểm soát đột xuất tại các điểm huy động và tại chi nhánh, PGD.

Nội dung kiểm soát huy động vốn chủ yếu là các chỉ tiêu huy động vốn của đơn vị trong kỳ về quy mô và cơ cấu vốn huy động trong kỳ hoặc tại một thời điểm nhất định. Kiểm tra về việc thực hiện chấp hành lãi suất huy động; kiểm tra về việc cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo.

Công cụ kiểm soát huy động vốn: là kế hoạch huy động vốn theo quý, việc thực hiện các văn bản chỉ đạo. Đây là nhiệm vụ có tính chất bắt buộc đối với các đơn vị và cá nhân trong bộ máy huy động vốn. Công cụ không thể thiếu của kiểm soát huy động vốn là chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn của đơn vị, các PGD và từng cán bộ. Kết quả huy động vốn do các đơn vị báo cáo theo định kỳ cho phòng KTGD&KQ để tổng hợp và phân tích lập báo cáo gửi Ban giám đốc. Kết quả thực hiện huy động vốn so với kế hoạch được giao là chỉ tiêu để giám sát hoạt động huy động vốn. Phòng KTTC thực hiện chương trình kiểm tra, đề xuất với Ban giám đốc thành lập đoàn kiểm tra các đơn vị, đối chiếu trực tiếp với khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, giúp Ban giám đốc phân tích để có những giải pháp kịp thời can thiệp vào quá trình huy động vốn.

3.3.6. Khảo sát ý kiến khách hàng về hoạt động huy động vốn

Qua khảo sát lấy phiếu điều tra của 388 khách hàng đang giao dịch với PGBank Quảng Ninh về chất lượng dịch vụ huy động vốn và tổng hợp điểm số bình quân với 5 mức đánh giá (Likert), kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex chi nhánh quảng ninh (Trang 76 - 83)