5. Bố cục của luận văn
1.3.1. Khái niệm quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hoạt động huy động vốn nhằm mục tiêu huy động vốn đáp ứng yêu cầu kinh doanh có hiệu quả của ngân hàng trong từng thời kỳ..
Chủ thể quản lý huy động vốn trong ngân hàng là Hội đồng quản trị, giám đốc và các lãnh đạo chi nhánh, phòng giao dịch.
1.3.1.1. Sự cần thiết của quản lý huy động vốn trong Ngân hàng thương mại
Tại thời điểm hiện nay khi NHNN tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc của các ngân hàng, thị trường chứng khoán với nhiều biến động theo xu hướng không tích cực, đồng thời thực hiện cổ phần hóa các NHTM nhà nước, việc huy động vốn trong NHTM trở nên hết sức khó khăn, các ngân hàng tự cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng. Trong tình hình đó, các ngân hàng ồ ạt ra các chiêu thức để cạnh tranh như tăng lãi suất huy động, hình thức dự thưởng may mắn…làm rối loạn thị trường tiền tệ. Vì vậy nhất thiết phải quản lý huy động vốn trong NHTM.
- Quản lý huy động vốn trong NHTM sẽ khai thác tối đa việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp dân cư.
- Đảm bảo sự tăng trưởng, ổn định, bền vững, làm tiền đề cho việc nâng cao thị phần, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu vốn cho khách hàng cả về số lượng, thời hạn và lãi suất.
- Đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM
1.3.1.2. Nội dung quản lý huy động vốn trong ngân hàng thương mại a. Lập kế hoạch huy động vốn
Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó. Việc lập kế hoạch nhằm mục đích xác định doanh số huy động vốn và phương tiện để đạt được doanh số đó như thế nào.
Các nhà quản lý cần phải lập kế hoạch bởi vì lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác động của những thay đổi từ môi trường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra.
Các kế hoạch huy động vốn hàng năm của NHTM được lập trên cơ sở cân đối cung và cầu về vốn cho hoạt động của ngân hàng. Quá trình lập kế hoạch huy động vốn hàng năm bao gồm các bước:
+ Nghiên cứu nhu cầu về nguồn vốn: nhu cầu về nguồn vốn huy động bao gồm: vốn để đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc, vốn để cho vay, vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và vốn để điều chỉnh kết quả kinh doanh
+ Nghiên cứu năng lực huy động vốn: yếu tố cấu thành năng lực, yếu tố quyết định huy động vốn, kết quả huy động vốn và các yếu tố ảnh hưởng.
+ Nghiên cứu mục tiêu huy động vốn cho từng thời kỳ
+ Đề xuất phương án về huy động vốn để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả. + Lựa chọn phương án kế hoạch
+ Quyết định phương án
+ Phân chia kế hoạch tổng thể thành kế hoạch quý, tháng, theo thời hạn huy động và theo nhóm khách hàng huy động.
b. Tổ chức triển khai kế hoạch huy động vốn
Tổ chức triển khai kế hoạch huy động vốn bao gồm những nội dung cơ bản sau:
+ Hoàn thiện bộ máy quản lý huy động vốn: Bộ máy huy động vốn của chi nhánh ngân hàng cần thiết lập từ ban giám đốc chi nhánh đến toàn thể cán bộ nhân viên. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn.
+ Lập phương án triển khai huy động vốn: Phương án được thiết lập trước khi chính thức đi vào hoạt động huy động vốn, nó được xây dựng dựa trên nhu cầu vốn hiện tại và sự phát triển của chi nhánh ngân hàng.
+ Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch huy động vốn: Để hoạt động huy động vốn có hiệu quả cần ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng.
+ Truyền thông và đàm phán trong hệ thống ngân hàng và ngân hàng với bên ngoài mà cụ thể là khách hàng
+ Xây dựng dự trù kinh phí cho việc tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn
+ Phối hợp hoạt động các đơn vị liên quan trong khuôn khổ kế hoạch huy động vốn
+ Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ trong quá trình hoạt động huy động vốn
c. Kiểm soát huy động vốn
Kiểm soát huy động vốn là quá trình thu thập thông tin về thực trạng thực hiện kế hoạch huy động vốn của ngân hàng trong quá trình huy động vốn, xác định độ lệch giữa thực trạng và yêu cầu huy động vốn để có những biện pháp để can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc. Hệ thống kiểm soát trong ngân hàng cần hoàn thiện và vận hành tốt nhất.
Một kế hoạch dù được thiết kế hoàn hảo đến đâu, trong quá trình thực hiện vẫn có thể nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, vì thế các bộ phận có liên
quan phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra các việc thực hiện kế hoạch. Các hệ thống kiểm tra nếu hoạt động tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động như đã lên kế hoạch nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung đạt được mục tiêu với hiệu quả cao.
Trong đó cần làm rõ:
+ Bộ phận, cá nhân nào có nhiệm vụ kiểm soát
+ Trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận thực hiện kiểm soát + Đối tượng bị kiểm soát
+ Phương pháp và chuẩn mực của kiểm soát, kiểm tra khả năng sinh lời bao gồm những nỗ lực xác định khả năng sinh lợi đích thực của các sản phẩm, các khu vực, các thị trường, và các kênh phân phối khác nhau. Kiểm tra hiệu suất nhằm đánh giá và tìm cách nâng cao hiệu suất của chi phí huy động vốn.
+ Trách nhiệm và quyền hạn về điều chỉnh trong kiểm soát
+ Điều chỉnh các hoạt động thực hiện kế hoạch huy động vốn, để hoạt động huy động vốn có chất lượng, các chi nhánh ngân hàng cần điều chỉnh hoạt động cho kịp thời, có hiệu quả, phù hợp với thực tế.