Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xăng dầu
3.3.3. Thực trạng lập kế hoạch huy động vốn
Hình 3.7. Quy trình lập kế hoạch huy động vốn tại ngân hàng PGBank
(Nguồn: Ban kế hoạch và nguồn vốn PGBank)
Bước 1: Căn cứ dự kiến mục tiêu kinh doanh năm kế hoạch được Hội đồng thành viên phê duyệt, Hội sở chính thông báo số kiểm tra kế hoạch năm cho các chi nhánh để làm căn cứ xây dựng kế hoạch huy động vốn năm chuẩn bị việc bảo vệ kế hoạch đối với Hội sở chính.
Bước 2: Chi nhánh căn cứ vào chiến lược kinh doanh của PGBank; định hướng kinh doanh hàng năm, xây dựng kế hoạch kinh doanh gửi Hội sở chính, kèm theo các bản thuyết minh giải trình rõ tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn kỳ trước, dự kiến kỳ kế hoạch.
Bước 3: Giám đốc chi nhánh thực hiện bảo vệ kế hoạch huy động vốn, sau đó được tổng hợp cân đối chung toàn quốc làm căn cứ để trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Các chỉ tiêu được phê duyệt là căn cứ để điều hành kế hoạch tại chi nhánh.
Căn cứ giao kế hoạch năm sau dựa trên số huy động năm trước, tình hình phát triển kinh tế tại mỗi địa phương, vị thế của ngân hàng trên địa bàn và hướng đến mục tiêu:
- Tăng nguồn vốn huy động có kỳ hạn bởi đây là nguồn vốn ổn định, góp phần duy trì hoạt động cho vay trung và dài hạn của chi nhánh.
Các chi nhánh giao dịch loại I, II Hộ sở chính PGBank 1 2 3
- Tăng thị phần của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong địa bàn hoạt động.
- Thu hút ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng và giữ chân các khách hàng cũ.
- Và một số mục tiêu khác như tăng uy tín của ngân hàng, phát triển thương hiệu của ngân hàng …