Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex chi nhánh quảng ninh (Trang 53 - 57)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát chung Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex ch

3.1.2. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Ch

nhánh Quảng Ninh

Tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (gọi tắt là PG Bank) là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp. Ngân hàng Đồng Tháp Mười được phép hoạt động theo Giấy phép số 0045/NH-GP ngày 13 tháng 11 năm 1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 700.000.000đ (bảy trăm triệu đồng); phạm vi hoạt động tại địa bàn tỉnh

Đồng Tháp. Sau 10 năm hoạt động, bộ máy tổ chức của Ngân hàng đã không ngừng được củng cố, Ngân hàng luôn đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, nợ quá hạn thấp, kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi chia cho cổ đông; vốn điều lệ đạt 5.000 triệu đồng (tăng 7 lần so với vốn điều lệ ban đầu).

Thực hiện phương án tái cấu trúc cơ cấu hoạt động ngân hàng tháng 7 năm 2005, Ngân hàng Đồng Tháp Mười đã mời thêm các cổ đông mới tham gia, tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng, trong đó có các cổ đông lớn có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).Với sự tham gia của các cổ đông lớn, hoạt động của ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực, Từ sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động năm 2007, PG Bank đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tổng tài sản của Ngân hàng đạt gần 25.000 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2016. Ngân hàng đã cùng với một tổ chức tư vấn nước ngoài hoàn thiện chiến lược phát triển dài hạn. Đồng thời, ngân hàng cũng lựa chọn và triển khai phần mềm ngân hàng lõi (Core banking) của hãng IFLEX, một trong những phần mềm ngân hàng hiện đại nhất hiện nay.Tính đến nay, PGBank có tổng số 81 chi nhánh và phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố lớn trên toàn quốc với gần 1.500 nhân viên. Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại thủ đô Hà Nội.

PGBank Quảng Ninh được thành lập theo văn bản số 9712/NHNN- TTGSHN ngày 10/12/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 17 tháng 12 năm 2009 theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 1400116233-014 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 17/12/2009.

Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex - chi nhánh Quảng Ninh

Tên gọi tắt: PGBank Quảng Ninh

Địa chỉ: Số 156B Lê Thánh Tông, Phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 0203.3. 812679 Fax 0203.3.812799 Website: www.PG bank.com.vn

Tổng số cán bộ viên chức PGBank Quảng Ninh đến 31/12/2017 có 61 cán bộ hoạt động ở tất các các phòng ban. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngày càng được nâng cao: đến cuối năm 2017 có 11 cán bộ có trình độ thạc sỹ, 47 cán bộ có trình độ đại học, 3 cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp.

Năm 2010, chi nhánh đã mở thêm một điểm giao dịch tại số 258 Trần Phú, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Năm 2011, PGBank Quảng Ninh mở thêm một điểm giao dịch tại Phường Hà Tu,Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nâng tổng số điểm giao dịch tại Quảng Ninh lên 3 điểm.

Năm 2012 PGBank Quảng Ninh với chất lượng hoạt động tốt, mức tăng trưởng cao, ổn định đã được bộ công thương tặng bằng khen cho Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2012. Cũng từ năm 2012 đến nay, chi nhánh PGBank luôn nằm trong nhóm 5 Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh có quy mô dư nợ tín dụng lớn nhất (năm 2014 quy mô tín dụng xếp thứ ba). Mức dư nợ lớn nhất chi nhánh đạt được thời điểm ngày 28/02/2015 đạt 1094 tỷ đồng (trong đó 85 tỷ đồng là dư nợ ủy thác).

Phạm vi lĩnh vực hoạt động huy động vốn của PGBank Quảng Ninh bao gồm: nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động nguồn vốn, vay từ các định chế tài chính trong nước và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN và sự phê duyệt của PGBank HO.

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng PGBank Quảng Ninh

(Nguồn: Phòng Hành chính PGBank - Chi nhánh Quảng Ninh)

Ban Giám đốc: đứng đầu chi nhánh là Giám đốc chi nhánh quản lý và điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc PGBank về kết quả kinh doanh và các hoạt động xảy ra trong chi nhánh. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc tham gia chỉ đạo điều hành hoạt động của chi nhánh, phụ trách các chuyên đề và các công việc theo sự phân công uỷ quyền của giám đốc.

Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán giao dịch và kho quỹ Phòng kế toán tài chính Phòng dịch vụ ngân hàng bán lẻ Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng hành chính Phòng quản lý tín dụng IT Phòng giao dịch Hà Tu Phòng giao dịch Cẩm Phả

Phòng khách hàng doanh nghiệp và Phòng dịch vụ ngân hàng bán lẻ:

thực hiện các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thực hiện kiểm tra giám sát và đề ra các kế hoạch kinh doanh trong từng thời kỳ. Đồng thời trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh theo phạm vi được phân quyền theo đúng quy định và quy trình của PGBank.

Phòng kế toán giao dịch và kho quỹ: Thực hiện việc mở tài khoản, giao dịch thanh toán qua tài khoản cho các cá nhân, tổ chức kinh tế… Cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng.

Phòng Tài chính Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; Hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.

Phòng quản lý tín dụng: soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng cấp bảo lãnh, thư bảo lãnh…, chốt chặn việc kiểm soát hồ sơ tín dụng của các phòng kinh doanh trước khi cấp tín dụng (bao gồm: giải ngân khoản vay, phát hành bảo lãnh, phát hành L/C…)

Phòng hành chính: quản lý nhân sự, giải quyết các chế độ, quyền lợi, theo dõi thi đua khen thưởng, quản lý theo dõi toàn bộ tài sản phương tiện làm việc công cụ dụng cụ và mọi hoạt động của cơ quan.

Phòng giao dịch: 2 phòng giao dịch: Phòng giao dịch Hà Tu, Phòng giao dịch Cẩm Phả. Mỗi phòng bao gồm: bộ phận cho vay, bộ phận kế toán giao dịch và bộ phận quỹ. Nhiệm vụ của phòng là thực hiện các nghiệp vụ tín dụng. nhận tiền gửi, thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex chi nhánh quảng ninh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)