Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu thu hút khách du lịch mice cho khách sạn hoàng anh gia lai plaza đà nẵng (Trang 70 - 78)

Các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp theo hai hướng cơ hội và thách thức. Chính vì vậy khi xây dựng các mục tiêu chiến lược cần phải cần thiết phải có sự thích ứng cao với các điều kiện bên ngoài nhằm khai thác tốt cơ hội và giảm thiểu các nguy cơ.

5.1.1.1. Yếu tố nhân khẩu.

Ngày nay, với chính sách khuyến khích của Luật Doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp tăng lên rất nhiều vớiđầy đủ các loại hình tổ chức, kinh doanh. Do đó, nhu cầu hợp tác kinh doanh, tiềm kiếmđối tác, đầu tư kinh doanh… tăng lên rất nhanh chóng là tiền đề cho sự tăng trưởng của nhu cầu du lịch MICE.

Thông thường, những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh làm ăn có hiệu quả mới đủ khả năng tổ chức những chuyến du lịch khen thưởng cho nhân viên của mình hay những chuyến thị thực khảo sát để mở rộng công việc kinh doanh. Những doanh nghiệp lớn thường có chương trình tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức triển lãm để quảng bá, khuếch trương hình ảnh doanh nghiệp

Phần lớn khách du lịch MICE thường có trình độ văn hoá cao, sự hiểu biết rộng, họ có sự nhanh nhạy trong phán xét đối tượng và công việc. Do đó, một điểm du lịch muốn thu hút được MICE thì phải có một giá trị, một ý nghĩa nhất định bên cạnh giá trị du lịch.

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương với nhiều sự thay đổi nhanh chóng trong môi trường nhân khẩu, thời gian qua đã có nhiều tác động trong sự phát triển của ngành kinh doanh du lịch trên đia bàn nói chung và khách sạn nói riêng.

5.1.1.2. Yếu tố kinh tế.

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng trong những năm qua, điều này làm mức thu nhập, mức sống của con người được nâng cao….do đó họ có nhiều điều kiện hơn để đi du lịch.

Ba năm liền (từ năm 2008 đến 2010), Đà Nẵng liên tục dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố. Đó là sự ghi nhận đáng kể nhất cho sự phát triển ổn định và phồn thịnh của địa phương này. Đây có thể xem là điều kiện cần thiết giúp Đà Nẵng có thêm những bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới, cũng như nâng cao hình ảnh trong mắt các nhà đầu tư.Trong những năm gần đây, Đà Nẵng luôn được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên, ngay từ khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Qua đó, Trung ương tập trung nguồn lực đầu tư cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với nhiều dự án lớn về hạ tầng đã và đang được triển khai, như xây dựng đường hầm xuyên đèo Hải Vân – một trong 10 công trình đường hầm lớn nhất Đông Nam Á nối Huế với Đà Nẵng; đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam); Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) gắn với phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu; Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định); nâng cấp và mở rộng Sân bay quốc tế Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng được xác định là cửa ngõ phía Đông của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, một trong 5 hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các vùng nguyên liệu, thị trường dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động…, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch.

Đặc biệt, trong mắt nhà đầu tư, Đà Nẵng được ví như vùng “đất vàng”, điểm đến lý tưởng để đầu tư, thực hiện những chiến lược kinh doanh lâu dài của mình. Đây chính là nền tảng vững chắc để Đà Nẵng có được những bước phát triển mang tính đột phá.

Là một trung tâm kinh tế lớn tại miền Trung, Đà Nẵng đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, xu hướng hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp, công ty sẽ tăng cao. Bên cạnh đó,các cuộc hội nghị khách hàng được tổ chức bởi nhiều doanh nghiệp nhằm giới thiệu sản phẩm mới, chăm sóc khách hàng, tuyên truyền…Hội chợ triển lãm xuất hiện ngày càng nhiều do nhu cầu tìm kiếm đối tác hay giới thiệu các sản phẩm mới ra thị trường của các doanh nghiệp.

5.1.1.3. Yếu tố tự nhiên. Vị trí địa lý:

Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.

Đà Nẵng, một vùng đất đầy tiềm năng và ước hẹn, được xem như là thủ phủ kinh tế, văn hóa và du lịch của miền Trung với thương cảng biển sâu và sân bay quốc tế. Đà Nẵng còn được thiên nhiên ưu đãi khi nằm ở trung điểm của bốn di

sản văn hóa thế giới nổi tiếng được UNESCO công nhận gồm Cố đô Huế (cách 2 giờ), thương cảng vang bóng một thời- Phố cổ Hội An (cách 35 phút), Thánh địa Mỹ Sơn (90 phút)- cố đô của nền văn hóa Chăm Pa xa xưa và Phong Nha – Kẻ Bàng (cách 7 giờ).

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Plaza Đà Nẵng tọa lạc ở một vị trí vàng tại số 1 Nguyễn Văn Linh- Quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng. Khoảng cách từ khách sạn HAGL Plaza Danang đến những điểm quan trọng: Cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 1 km (5 phút); Nằm ngay trung tâm mua sắm, giải trí, thương mại và dịch vụ của thành phố ; Cách bãi biển Đà Nẵng 2 km (10 phút); Cách Ngũ Hành Sơn 2 km (10 phút) ; cách khu du lịch Bà Nà Hill 20 km ( 100 phút).

Tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Địa hình: bao gồm vùng núi ở phía Tây – Tây Bắc và vùng đồng bằng ven biển tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch.

Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C.

Bờ biển : có tổng chiều dài khoảng là 30km, Đà Nẵng nổi tiếng là thiên đường biển với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm: bãi biển Nam Ô , Bãi biển Xuân Thiều, Bãi biển T20, Bãi biển Non Nước….. Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Danh lam thắng cảnh:

Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho

5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp, có rất nhiều chim yến sinh sống và nhiều chùa chiền cổ. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.

Bà Nà - Núi Chúa là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của miền Trung, và cũng như Đà Lạt, Bà Nà - Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thời gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà - Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Năm 2009, thành phố đưa vào hoạt động hệ thống cáp treo hiện đại lên đỉnh Bà Nà với 2 kỉ lục Thế giới: tuyến cáp treo một dây dài nhất (5.042 m) và có cao độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (1.291 m).

Bán đảo Sơn Trà còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ (Monkey Mountain),

là nơi mà Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới chân bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.

Đèo Hải Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan") là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cõi" của người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai miền tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.

Tài nguyên nhân văn: * Di tích lịch sử- văn hóa:

Hệ thống di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia: bia chùa Long Thủ, thành Điện Hải, đình Đại Nam, Đình Tuý Loan, lăng mộ Ông Ich Khiêm…

Hệ thống bảo tàng: Bảo tàng Điêu khắc Chămpa, Bảo tàng Lịch sử Đà Nẵng, Bảo tàng Hoàng , Bảo tàng Khu V, Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Quân khu V).

Làng nghề truyền thống: làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng chiếu Cẩm Ne, làng bánh khô mè Cẩm Lệ.

Sự kiện văn hóa:

 Lễ hội Quan Thế âm

 Lễ hội pháo hoa Quốc tế thường niên (27 - 28/03)  Thả đèn hoa đăng đón năm mới trên sông Hàn.

 Lễ hội Mục đồng vào ngày 27 và 28-11 tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang ..

5.1.1.4. Cơ sở vật chất hạ tầng.

Mạng lưới kết cấu hạ tầng ở Đà Nẵng đa dạng với hệ thống đường hàng không, đường thủy, đường sắt và đường bộ phát triển đồng bộ.

Cảng Đà Nẵng là cảng thương mại lớn thứ ba ở Việt Nam (sau Cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng). Với độ sâu cầu cảng 11 m, hệ thống kho bãi và trang thiết bị đồng bộ vừa được nâng cấp bằng nguồn vốn của Chính phủ Nhật Bản, cảng Đà Nẵng có thể tiếp nhận các loại tàu hàng có trọng tải 45.000 DWT và các tàu chuyên dùng khác, như tàu container, tàu khách, tàu hàng siêu trường, siêu trọng, năng lực bốc dỡ hàng hoá 4 triệu tấn/năm. Từ cảng Đà Nẵng, hiện có các tuyến tàu biển quốc tế đi Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong 3 sân bay tốt nhất của Việt Nam. Ngoài các chuyến bay nội địa, hàng tuần còn có các chuyến bay trực tiếp từ Đà Nẵng đi Singapore, Bangkok, Đài Bắc. Trong tương lai không xa, sẽ mở thêm các tuyến bay đi Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sân bay quốc tế Đà Nẵng đang được nâng cấp, mở rộng, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách và hàng hóa ngày càng tăng.

Hệ thống đường giao thông trong và ngoài Thành phố không ngừng được mở rộng và xây mới. Nhiều công trình lớn đã được đưa vào sử dụng hoặc đang trong giai đoạn hoàn thiện như đường Nguyễn Tất Thành, đường Điện Biên Phủ, đường Ngô Quyền, đường Bạch Đằng, đường Sơn Trà – Điện Ngọc, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, cầu Sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước… không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch, mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất nhất miền Trung. Phấnđấu đến năm 2020 sẽ có những tuyến tàu điện ngầm đầu tiên và không sử dụng xe máy tại nội thành.

5.1.1.5. Môi trường giáo dục.

Đà Nẵng là một trong những trung tâm giáo dục & đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 13 trường đại học, học viện; 18 trường cao đẳng; 50 trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non. Theo Đề án phát triển Đại học Đà Nẵng đến năm 2015 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, sắp tới trên địa bàn thành phố sẽ có thêm một số trường đại học, viện nghiên cứu được thành lập như: Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Y Dược (Nâng cấp từ khoa Y - Dược hiện nay), Đại học Kỹ thuật Y tế (Nâng cấp từ trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế TW II), Đại học Mở, Viện Đào tạo Sau đại học.. Vì thế Khách sạn có nhiều sự lựa chọn nhân lực từ các cơ sở này để phục vụ tốt cho việc kinh doanh của mình.

5.1.1.6. Môi trường chính trị- pháp luật.

Đà Nẵng là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực Miền Trung và của cả nước, nên Đà Nẵng không ngừng đẩy mạnh công tác bảo vệ trật tự an toàn xã hội, và thực sự Đà Nẵng đã làm tốt nhiệm vụ đó, tạo được sự ổn định trên địa bàn. Và việc thực hiện nghiêm khắc chính sách 5 không của thành phố: Không có người mù chữ; Không có người lang thang xin ăn; Không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng; Không có giết người để cướp của. Và sẽ tiếp tục thực hiện 3 có đó là Có nhà ở; Có việc làm và Có lối sống văn

minh đô thị. Chính vì điều này đã tạo ra môi trường xã hội an toàn, lành mạnh, văn minh cho thành phố Đà Nẵng để cho du khách mỗi lần đến Đà Nẵng cảm thấy an tâm hài lòng và thật ấn tượng.

Việc miễn Visa nhập cảnh vào Việt Nam ( từ 15-30 ngày) cho các công dân của các nước Châu Á Thái Bình Dương là một sự thuận lợi cho việc thu hút khách từ thị trường này.

Những cải cách đáng kể trong thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh tại các cảng Đà Nẵng , thời gian thủ tục được thực hiện từ khi tàu đến phao số 0 trong thời gian hành trình vào cảng từ 45-60 phút là hoàn thành công tác nhập cảnh đối với tàu khách có từ 1000-2000 khách và khi tàu cập cảng là hành khách có thể lên bờ tham quan du lịch được ngay. Việc đơn giản hoá thủ tục hành chính giúp cho việc thu hút khách đến Đà Nẵng ngày càng nhiều hơn.

5.1.1.7. Môi trường công nghệ .

Tuy ngành du lịch nói chung và ngành kinh doanh lưu trú nói riêng không phải là thuộc ngành công nghệ cao, nhưng những ứng dụng công nghệ vào ngành kinh doanh lưu trú sẽ càng nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả kinh doanh hơn (đặc biệt đối với các cơ sở lưu trú cao cấp) nên nó cũng sẽ đóng một vai trò lớn.

Đầu tiên phải nói đến các chương trình quản lý thông tin trong khách sạn, giúp cho khách sạn có thể lưu giữ một lượng lớn thông tin và thực hiện các thao tác được nhanh hơn ở bất kỳ bộ phận nào. Sau đây là một số công nghệ được ứng dụng trong các khách sạn lớn như: hệ thống camera quan sát, hệ thống check in bằng thẻ cảm ứng, hệ thống báo cháy chữa cháy tự động, hệ thống báo động đột nhập bằng tia hồng ngoại, công tắc từ, đầu báo khói, đầu báo gas, đầu báo kính vớ, đầu báo nước tràng, loa báo động, đặc biệt là hệ thống khoá khách sạn thông

Một phần của tài liệu thu hút khách du lịch mice cho khách sạn hoàng anh gia lai plaza đà nẵng (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)