III.1 Phần dẫn nhập: Xây dựng nền tảng của tư tưởng

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 25 - 26)

tư tưởng

a- Chủ đề của tác phẩm

Phần dẫn nhập tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm tám câu thơ, nhưng hai câu 7 và 8 là lời chuyển vào câu truyện Kiều, nên có thể nói rằng phần nầy thực sự chỉ có sáu câu chia làm 2 phần:

- Nêu lên chủ đề của tác phẩm: Tác giả chỉ dùng

hai câu thơ đầu để cô đọng hết chủ đề toàn bộ tác phẩm:

Trăm năm, trong cõi người ta,

Chữ Tài chữ Mệnh, khéo là ghét nhau

Câu 3 và 4 diễn rộng nội dung câu 1

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Câu 5 và 6 là một cách nói khác câu thứ 2

Lạ gì bỉ sắc, tư phong

Học giả Vũ Đình Trác, khi đối chiếu phần nầy với nguyên tác Hán văn còn đi đến một nhận xét mạnh dạn hơn :

Nguyên văn mở đầu bằng một bài từ nói về thuyết "hồng nhan bạc mệnh", rồi kể lại những mẫu chuyện giai nhân bạc mệnh đời xưa, để phụ họa cho thuyết ấy. Nhưng Nguyễn Du chỉ nói vắn tắt bằng một câu thơ tám chữ: "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau" để nêu lên cuộc va chạm giữa Trời và Người 20.

Theo thiển ý của chúng tôi, câu thơ thứ nhất rất quan hệ vì hai lý do :

- Toàn bộ câu truyện Kiều, đặc biệt nhân vật Kiều (và ở câu sáu là má hồng) được dùng để diễn tả "cõi người ta" ở câu 1.

- Về mặt tư tưởng, chúng ta thấy tác giả xác định lãnh vực của suy tư, đó là hiện sinh con người,

tức là tra vấn về cõi người ta nầy.

Vì thế, chúng tôi cho rằng Nguyễn Du dẫn nhập toàn bộ tác phẩm vào chủ đề được cô đọng trong hai câu đầu.

b- Những điểm nổi bật trong sáu câu thơ mở đầu

Đối chiếu với hai tác phẩm bằng văn nôm đi trước và rất gần với Đoạn Trường Tân Thanh, chúng ta thấy

Chinh Phụ Ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm) và Cung Oán

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)