Đoạn Trường Tân Thanh

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 155 - 159)

- Hay đã đến lúc chúng ta lại cần một « lới mới làm

Đoạn Trường Tân Thanh

Dựa vào chính từ ngữ chính xác được dùng : Trời

hay chữ hán-việt Thiên, cũng như dựa vào một trong hai

thành tố tương quan làm nền tảng cho yếu tính của con

người tại thế, một bên là người và bên kia là trời (hoặc một

thuộc tính của trời nầy mà cách gọi tên đổi thay tùy mức cảm nhận về mối tương giao đó, hoặc tùy hoàn cảnh làm xuất lộ một mối tương quan cá biệt), chúng tôi sắp xếp bản liệt kê sau đây :

A- Trời được nêu lên như một vật gì bao la làm khung

cho vũ trụ, hoặc một hiện tượng thời tiết của vũ trụ thiên nhiên. Trời đây là đối tượng của nhận thức thường nghiệm

Cỏ non xanh tận chân trời (câu 41)

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa (câu 484

Chữ Trời nầy được dùng trong các câu : 140, 449, 546,899,910, 914, 1041, 1603,1637, 1639, 1876, 2062, 2248, 2251, 2441, 2550, 2628, 2924, 2943, 3049.

B- Trời được dùng như tĩnh từ, một đặc tính tự nhiên

di nhiên, bẩm sinh (inné), hoặc vốn đã là như thế. Từ ngữ chuyên môn của triết học truyền thống gọi là tiên thiên hay tiên nghiệm (a priori).

Thông minh vốn sẵn tính trời (câu 29).

Xem các câu : 150, 494, 1065, 2239, 2922.

C- Trời còn chỉ về nhà vua, hàm ngụ một quyền lực

Năm mây, bỗng thấy chiếu trời (câu 2947).

D- Và Trời trong tương quan với con người để kết dệt

nên cõi người ta. Có lúc trời xuất hiện như một tài năng

theo dự phóng của Tài dựa trên nguyên tắc nhân quả; có

lúc Trời là trời kia vượt trên khả năng vươn tới của con

người, nhưng con người thấy cần để đặt nền cho tương quan chân thật của nhân tính.

"Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen (câu 6).

Phủ phàng chi mấy Hoá công (câu 85)

Khuôn xanh biết có vông tròn mà hay (câu 412)

Xưa nay nhân định thắng Thiên cũng nhiều (câu 420)

Ông Tơ gàn quản chi nhau (câu 449)

Oan nầy còn một kêu trời, nhưng xa (câu 596)

Trời làm chi cực bấy Trời ! (câu 659)

Trăng già độc địa làm sao ! (câu 688)

Rủi may âu cũng sự Trời (câu 817)

Tiếng oan đã muốn vạch Trời kêu lên (câu 892)

Nàng rằng : "Trời thẳm đất dày !" (câu 979)

Người dù muốn quyết, Trời nào đã cho ! (câu 998)

Túc nhân âu cũng có Trời ở trong (câu 1018)

Trên đầu có bóng Mặt trời rạng soi (câu 1030)

Mà xem Con Tạo xoay vần đến đâu (câu 1116)

Hoá nhi thật có nở lòng (câu 1129)

Nàng rằng : "Trời nhé có hay" (1179)

Chủ trương đành đã chị Hằng ở trong (câu 1340)

Bây giờ đất thấp, Trời cao (câu1817)

Chúa Xuân để tội cho mình cho hoa ! (câu 1946)

Không dưng chưa dễ mà bay đường Trời (câu 2100)

Chứng minh có đất, có Trời (câu 2125)

Tài tình chi lắm, cho Trời đánh ghen (câu 2154)

Biết thần chạy chẳng khỏi Trời (câu 2163)

Đội Trời, đạp đất, ở đời (câu 2171)

Nàng rằng : "Lồng lộng Trời cao ! (câu 2381)

Dễ đem gan óc, đền ghì Trời mây (câu 2416)

Chọc Trời, quấy nước, mặc dù (câu 2472).

Tấm lòng phó mặc trên Trời, dưới sông (câu 2634)

Trời làm chi đến lâu ngày càng thương (câu 2649)

Sư rằng : "Phúc họa đạo Trời (câu 2655)

Có Trời mà cũng có ta (câu 2657)

Bán mình đã động hiếu tâm đến Trời (câu 2684)

Khi nên, Trời cũng chiều người (câu 2689)

Duyên ta mà cũng phúc Trời chi không ! (câu 2694)

Tâm thành đã thấu đến Trời (câu 2717).

Hơn người trí dũng, nghiêng Trời uy linh (câu 2904)

Cõi trần mà lại thấy người Cửu nguyên (câu 3000)

Rằng : trong tác hợp Cơ Trời (câu 3063)

Dưới dày có đất, trên cao có Trời (câu 33086)

Trời còn để có hôm nay (câu 3121)

Ngẫm hay muôn sự tại Trời (câu 3241)

Trời kia đã bắt làm người có thân (câu 3242)

Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa (câu 3250)

E- Và âm hưởng của Lời từ Trời trong Mệnh như Lời phủ nhận thế giới của Tài, cũng như tác động của

Trời là Duyên bất ngờ đến cứu độ để mở ra tương quan

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 155 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)