Có những sự hé lộ đáng lưu :

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 65 - 70)

- Nó đi vào thân phận tự do kinh hoàng của con người theo lối nhìn của Dostoievski, qua một lăng kính tinh

59) có những sự hé lộ đáng lưu :

 Cảm thức buồn của Kiều và sự vô tâm của Thúy Vân :

Lòng đâu sẵn mối thương tâm (câu 81)

Vân rằng : chị cũng nực cười (câu 105).

 Kiều mở ra với nỗi khổ chung của mọi người và của thân phận thâm sâu của con người.

Đau đớn thay, phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

(câu 83-84).

Rằng hồng nhan tự nghìn xưa Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu

(câu 107-108)

Con người gặp con người, mở ra tình "chị em" :

Hữu tình ta lại gặp ta

Chớ nề u hiển, mới là chị em (câu 127-128)

Toàn bộ tiểu đoạn nầy bắt đầu từ câu 51 và kết thúc ở câu 132.

Cả hai thế giới, tuy được diễn tả qua những hình ảnh khác nhau, lồng vào khoảng thời gian khác nhau,

nhưng chúng tượng trưng cho những đối lực Tài - Mệnh

của một ngày của nghiệp làm người. Sự kiện trùng hợp

giữa các đối lực (coincidentia oppositorum) xuất hiện trong

thắc mắc của Kiều :

Rằng: "Sao trong tiết Thanh minh

Mà sao hương khói vắng tanh thế mà? (câu 59-60).

Nếu đoạn đầu (từ câu 9-38), cuộc tương tranh giữa tài và mệnh được diễn tả trong khả tính của thân phận con người, thì ở đoạn nầy phác họa một "cõi người ta toàn diện" với tượng trưng có tính cách phổ quát và rốt ráo.

Mấy chữ cuối của câu thơ cuối đoạn: "bài cổ thi", có giá

trị như một lời sấm phát xuất chân tính mặc khải hết về

thân phận con người tại thế: "Gốc cây, lại vạch một bài

cổ thi".

Như thế, nội dung chữ Tài được diễn tả ở đây là

những nội dung nào?

Đạp bằng được mọi khoảng cách gọi là tự nhiên, như thiên nhiên đối với con người, con người với nhau, con người với vật dụng, cõi chết và cõi sống..., Tài là một

khả năng tổng hợp để tạo một thế giới với những đặc điểm:

- Tổng hợp tất cả các đối vật thành một tất cả, tính

theo lượng số.

- Mọi sự vật đã được bao bọc ổn cố trong ánh nắng của ban ngày. Mặt trời như đã xuất lộ từ hồi nào, một sự kiện hiển nhiên, không cần được ý thức và nhắc đến như một thắc mắc phải tra vấn.

- Mọi sự vật, biến cố đều hàm ngụ trong âm hưởng

của ngày hội, vui hoặc đã được biến thành niềm

vui.

- Song song với tổng hợp thành một thực thể đồng nhất nầy, mọi sự vật đều được tập trung, trừ cảm thức về thân phận con người. Hoặc nói theo ngôn

ngữ triết học hiện đại đây là thế giới đã được khách thể hoá thành đối vật (monde objectivé). Và Tài có thể gọi là tiến trình đối vật hoá vũ trụ (l'objectivation du monde).

Và chữ Mệnh ở đây được diễn tả qua những nội

dung nào ?

Mệnh xuất hiện trước hết như cảm thức về sự xa

cách và giới hạn :

Mặt trời được nhắc đến. Hình ảnh tượng trưng ở đây không phải là cảnh bình minh, con người chờ tiếp nhận ánh sáng, dù mặt trời chưa mọc và đang chờ đón

mặt trời. Nhưng mặt trời đã ngã về Tây, cũng trong nội

dung của hình ảnh tượng trưng trên, nghĩa là mặt trời đã khuất, chỉ còn lại ánh dọi của nó. Nhưng đặc điểm của lối nói nầy như hàm ngụ sự vắng bóng mặt trời lại có phần

lỗi của người ở trong. Lỗi theo nghĩa "tội nguyên tổ" hay "tiền khiên" trong nội dung : Kiếp trần, biết dũ bao giờ

cho xong ? (câu 2930). Lỗi được qui cho kiếp trần vì mặc

lấy khả tính lầm lạc. Dostoievski gọi đó là gánh oan

nghiệt của tự do. Nhưng nhận thức buổi chiều tà, đúng là trực giác nguy cơ về sự xa cách, ly biệt với Mặt Trời (hay Chân tính), hoặc nói theo lối nói của Heidegger là sự "rút

lui của Chân tính" ngay khi Chân tính hé lộ ra trong hiện

sinh ; sự rút lui, ẩn dấu, khước từ hay siêu việt lại là lời nói nguyên sơ của Chân tính nhắc nhở con người quay lại với thân phận chân thực của mình.

Từ trực giác xa cách với Chân tính, con người nhận

ra hữu hạn tính với năng lực riêng của nó. Nó từ chối thế

giới an bình, ổn cố, tự nhiên - di nhiên cũ, cũng như cả sức tổng hợp để quán xuyến tất cả, vô biên giới của chữ Tài, để thấy sự cách biệt trong các mối tương giao : người với đất, người với người.

Nao nao dòng nước uốn quanh ....

Sè sè nắm đất bên đường

Dàu dàu ngọn cỏ, nửa vàng nửa xanh (các câu 55, 57- 58).

Nhưng chính cảm thức hữu hạn đó cũng cống hiến nhận thức tính cá biệt của mỗi vật, mỗi người, đặc biệt là mở ra chân trời của thế giới người mà chân tính của nó

ẩn dấu đằng sau "hồng nhan", nghĩa là hình hài bên ngoài

như một sinh vật trong thiên nhiên mà thôi.

Nguyễn Du đã dùng hình ảnh văn chương của một kẻ đã chết, (Đạm Tiên) lại là một phụ nữ, để gợi lên cái gì

vượt lên khả năng của "dục vọng con mắt" hay khả năng

nhận thức sự vật; Đạm Tiên ấy là tượng trưng cho Chân tính siêu việtcủa con người tại thế.

Khổ cứu độ

Khổ, đau, buồn là những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong tiểu đoạn nầy. Vượt lên trên cảm giác có tính cách tâm lý được dùng như là những hình ảnh văn chương,

Khổ là một lối nói cô động về cảm thức thân phận con

người trần thế nhằm diễn tả sâu sắc, cắn vào da thịt hay toàn bộ cuộc sống. Cảm nhận được các tương quan mở ra như là những chiều kích kết dệt nên nhà của nhân tính, nhưng đồng thời cũng cảm nhận hữu hạn tính của phận mình; hữu hạn vì đang xa cách, đồng thời có thể mãi làm cho xa cách. Làm sao có thể đạp đổ cái khung hữu hạn tính gắn liền với phận mình! Một vòng quay phi lý và bế tắc! Đó là nội dung cô động của "khổ" trong truyện Kiều,

trùng hợp với chữ "khổ" trong nhà Phật hay "khổ nạn"

Vấn đề đặt ra ở đây là ý thức hay trực giác về khổ,

tự nó có phải là phương thuốc rốt ráo để giải phóng con

người một cách dứt khoát, tân tạo hay tái lập những tương quan Đất - Trời - Người chân thực hay không?

Trước hết chữ Tự mình hàm ngụ rằng con người là một thực thể cô độc, hay "ngã chấp", vật thể không tương quan đó chỉ nằm trong ngôn ngữ của chữ Tài và thế giới của nó. Trực giác về chân trời của "cõi người ta" gắn liền

với việc thiết định chân tính như những tương quan. Nên tự giải phóng, dù quan niệm như một cố gắng tìm tự do cá nhân, hay hạnh phúc tập thể, ngay cả cho toàn nhân

loại, dựa trên chính việc làm "tự mình" của cá nhân hay

tập thể như thế, đều mâu thuẫn với yêu sách của nội dung

chữ khổ, mà con người cảm nhận và muốn thoát ra. Lịch

sử nhân loại với những bước tiến về văn minh và kỹ thuật, cũng như những giải pháp canh tân xã hội đã chứng thực rằng hoàn cảnh sống của con người thoải mái

và tiến bộ hơn. Nhưng trong bản văn nầy của Đoạn

Trường Tân Thanh, tình trạng con người nhắc đến để

thực hiện một mẫu mực xã hội tốt đẹp theo "ý mình", cảnh vực thiên đàng trần thế bên ngoài đó, một mặt, tự

nó, không có gì làm cho con người vui hay buồn, vì chưa

đi vào cảnh vực của lời tra vấn về chân tính như các mối tương quan. Mặt khác, nếu nó đi vào lời tra vấn của Chân tính, nghĩa là hàm ngụ sự đánh giá về sức cố gắng của con người để hoàn thành nhân tính mình như những tương quan, thì bất cứ hoàn cảnh nào xảy đến cũng gắn

liền với câu chất vấn ngược lại của mệnh, và nỗi khổ bấy

giờ lại xuất hiện: nỗi khổ nầy không tha cho kẻ giàu hay nguời nghèo, thông minh hay ngu dốt, lành mạnh hay bệnh tật, lạc hậu hay tân tiến...

Rằng hay thì thật là hay

Còn ngậm đắng nuốt cay, vì không ai, không thời

nào con người tự mình gỡ được cho mình thân phận làm

người tại thế gắn liền với nỗi khổ nầy cả!

Nhưng điều làm ta ngạc nhiên là, trong Đọan Trường

Tân Thanh, và ngay đoạn nầy, dường như có mở ra một

ngưỡng cửa về sự giải thoát hay đúng hơn là duyên cứu độ. Và điểm nầy là dấu quan trọng nhất để nhận ra sự khác biệt căn cơ giữa các nền nhân bản thuyết, thường được hiểu và được phổ biến hiện nay khi nhắc đến chữ nầy, và lối tra vấn về Chân tính của con người tại thế trong tư tưởng của Nguyễn Du.

Sự giải thoát hay chính từ ngữ đó, cũng rất hiếm hoi trong ngôn ngữ truyền thống triết học Tây phương. Gần đây và chỉ rất gần đây, đặc biệt sau triết học của Hegel, triết gia đã dùng những hứng khởi từ Kitô giáo để đưa ý niệm nầy vào trong tư tưởng triết học, đồng thời chuyển đổi nội dung chữ cứu độ thành tự cứu thoát hay giải phóng. Phong trào nhân bản dấn thân tiếp theo Hegel và Karl Marx lại phổ biến rộng rãi ý tưởng đó trong sinh hoạt xã hội và chính trị.

Văn hoá Trung hoa, đặc biệt Khổng hay Lão, ngay cả các Kinh như Kinh Dịch, Kinh Thư mô tả rất rõ sự xa cách giữa Chí Thiện, Đạo với thực trạng của nhân sinh. Nhưng lạ thay để lấp trống khoảng cách nầy thì vấn đề nêu lên khá đơn giản:

Sách Trung Dung nói rằng:

Trên không oán trời, dưới không trách người. Nên người quân tử sống bình dị để theo Mệnh. Còn tiểu

nhân làm liều để cầu may. 40

Theo Mệnh và Mệnh là Thiên mệnh, một cái gì vượt trên sức con người, xem ra như chữ nói đến việc vươn tới, mà không lý đến việc có đạt được hay không.

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)