Hán Chương VŨ ĐÌNH TRÁC, Triết lý nhân bản Nguyễn Du, tr.

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 26 - 29)

Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu có nhiều chỗ tương hợp về

cả ý lẫn lời văn, đặc biệt trong phần dẫn nhập.

"Thuở trời đất nỗi cơn gió bụi,

Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên

Xanh kia thăm thẳm từng trên,

Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy" (CPN, câu 1-4).

"Trải vách quế, gió vàng hiu hắt,

Mãnh vũ-y lạnh ngắt như đồng; Oán chi những khách tiêu phòng,

Mà xui phận bạc nằm trong má đào! (CONK, câu 1-4)

Khóc vì nỗi thiết tha sự thế,

Ai bày trò bãi bể nương dâu? (CONK, câu 57-58)

Sáu câu thơ đầu của Đoạn Trường Tân Thanh rõ rệt

nằm trong ngôn ngữ và ý tưởng chung của hai tác phẩm

Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc. Sự kiện đó,

một mặt phản ảnh một tâm tư rất cá biệt của con người Việt Nam nói chung, và rõ rệt hơn là của các nhà văn hào thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Như thế, điểm nào là điểm

độc đáo của Đoạn Trường Tân Thanh và của Nguyễn

Du?

- Điểm độc đáo quan trọng nhất, không phải chỉ đối

với hai tác phẩm Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm

Khúc, mà còn đối với hầu hết tác phẩm văn học Việt

Nam khác trước đó, là việc đưa ra một chủ đề phổ quát cho

thân phận con người. Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán

Ngâm Khúc nêu lên một hoàn cảnh đặc biệt, hoặc của

một người cô phụ, hoặc của một cung phi về tuổi xế chiều, và gợi lên một nội dung tư tưởng đặc loại: sự xa cách hoặc sự dòn mỏng của kiếp người trong thời gian

qua đi. Nhưng ở Đoạn-Trường Tân-Thanh, chủ đề được

sống, qua câu "Trăm năm, trong cõi người ta" (ĐTTT, câu 1).

Hệ quả chúng ta thấy là chữ Tài không chỉ hạn chế

trong số ý nghĩa thông thường là sắc đẹp, tài năng thi phú, đàn..., và chữ Mệnh cũng không gò bó trong một số hoàn cảnh bên ngoài, thường còn gọi là số rủi may. Các hình ảnh văn chương chỉ là những tượng trưng gợi lên những diễn tiến trong cuộc vật lộn, hay nói theo Hán Chương Vũ Đình Trác là cuộc va chạm giữa Trời và

Người, kết dệt nên cõi người ta.

-Điểm độc đáo thứ hai là các từ ngữ được nhân cách

hoá: ghét, quen thói... đánh ghen. Đoàn Thị Điểm và Ôn

Như Hầu cũng có dùng thuật ngữ nầy khi nêu lên chữ

"ai", kéo Trời Xanh xuống cõi người để đối chất, nhưng trong phần dẫn nhập tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh,

thuật ngữ nhân cách hoá hiện diện trong mỗi câu thơ tạo nên một khung sinh hoạt đặc loại, mà Nguyễn Du gọi là

"cõi người ta" hàm ngụ một lời chất vấn về chân tính con

người.

c- Trăm năm, trong cõi người ta Cảm thức về hữu hạn tính

Trong đoạn trình bày về bố cục của tác phẩm Đoạn

Trường Tân Thanh, chúng ta xác định được rằng chủ đề

chính nằm trong hai câu đầu:

"Trăm năm, trong cõi người ta

Chữ Tài chữ Mệnh, khéo là ghét nhau".

Nội dung thiết yếu nằm trong câu thứ hai. Tuy nhiên nội dung đó cũng chỉ thiết định được trong cái

khung khai mở ra suy tư văn hoá, tức là cảnh vực con

người nằm trong câu đầu.

Điều đáng lưu ý là ở câu thứ hai, chủ tâm của tác giả không nhằm trình bày ý nghĩa hay bản chất của chữ

Tài hay chữ Mệnh là gì hay thế nào, nhưng nhấn mạnh

đến sự xung đột giữa Tài và Mệnh. Như thế chủ đề chính là một thảm kịch, một cuộc chiến 21.Và muốn rõ hơn về hai đối thủ tranh chiến nhau, thì phải tìm vết tích của

chúng, một phần ở ngay từ ngữ "ghét" được nhân cách

hoá và mặt khác ở trong cái khung của câu một.

Câu một có hai phần: phần đầu gồm hai chữ trăm năm, một con số chẵn tượng trưng cho mức tối đa của

thời gian cuộc sống con người tại thế; phần thứ hai gồm

bốn chữ trong cõi người ta.

Cõi người ta. Chữ cõi gợi lên một không gian, hoặc

tách rời khung cảnh sống chung như cõi biên cương, cõi xa xôi, hoặc giới hạn vào một thế giới đặc loại như cõi

trần, cõi tiên...; người ta, theo nghĩa thông thường được

hiểu là chung chung cho mọi người hàm ngụ một cách biệt nào đó với tôi.

Chẳng hạn:

"Người ta đi cấy lấy công

Tôi đây đi cấy còn trông nhiều bề".

Hoặc: Người ta nghĩ vậy, còn tôi nghĩ khác.

Tính cách chung chung nầy, khi đưa vào lãnh vực tư tưởng, thường được gọi là dư luận (theo lối nói của Platon), hoặc ngay cả dùng lại chữ nầy (tiếng Pháp gọi là "le

on dit") để nói đến một lối suy tư thiếu phản tỉnh (xem cách trình bày của Heidegger).

Nhưng ở đây người ta, cũng không phải là dư luận cũng không phải kết hợp giữa hai chữ người và ta, mà nối kết trong toàn bộ bốn chữ trong cõi người ta; và tiếp sau hai chữ trăm năm, nó chỉ có nghĩa là con người.

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)