- Tôi gặp được người khác, nhưng cùng nhân tính như tôi, từ đó có thể nhận ra và gọi người đối diện
56 Xem câu 2397-2416 cuộc đối thoại giữa Giác duyên và Kiều sau
Báo cho hội họp chi kỳ. (câu 2406-2407).
Tiên tri, tiền định (câu 2409) được nhắc đến đây lời
hứa từ Giác Duyên hay niềm tin, sự trông đợi luôn ở
trong con người như một dấu ấn, bất chấp sự lãng quên
chân tính do năng lực của Tài. Tiên tri ở đây không có
nghĩa bói toán, tiên đoán một sự kiện nào đó xảy ra trong tương lai của thời gian, không gian bên ngoài, liên quan
đến nhận thức vận hành của thế giới sự vật. "Tiên tri" là
lối nói như trực giác phát xuất từ "Đại-ký-ức" tức là sự nhắc nhở con người quay lại với chân tính của mình, lời nhắc nhở đó "tiền định" tức là có trước hoặc nói cách
khác là từ chối tự căn những dự tính của Tài. Chữ tiên tri
gợi lên hình ảnh những nhân vật trong Cựu ước của Do Thái giáo, thường chỉ được hiểu là tiên đoán một sự kiện xảy ra, nhưng ý nghĩa thực của nó là người được Thiên Chúa sai đến để nói Lời của Ngài, nhắc con người quay tìm lại chân tính của mình.
Và Giác Duyên tiên tri về Tam Hợp (vốn là tiên tri) gợi lại niềm tin và chờ đợi cái gì?
Tam hợp sẽ cho hay Kiều sẽ chết đi và được cứu vớt do Giác Duyên. Tam Hợp, nguyên tự nầy gợi lên chữ sum họp, hay tương giao gặp gỡ (hợp) và gặp gỡ ba (Tam = gặp Trời, gặp Người, gặp Đất); những tương giao mở ra làm nên chân tính con người. Nhưng các tương giao đó
chỉ xuất lộ khi Tài chấm dứt với cái chết của Kiều theo
nghĩa tượng trưng.
Lịch sử như chấm dứt trong lời nhắc nhở (hay lời tiên
tri nầy). Nhưng đến bao giờ Kiều mới thực sự "chết" đi con người cũ trên sông Tiền Đường, vì còn tại thế thì Tài và Mệnh vẫn còn tương tranh? Ngày nào còn con người
tại thế thì lịch sử vẫn còn, nhưng trên bình diện hữu thể học hay nói cách khác là từ nỗ lực vươn lên hướng về
e- Chân trời của niềm hy vọng Thời chung mãn
Đoạn-Trương Tân-Thanh dành một chương khá dài
(từ câu 2737-3240) để nói đến tiến trình đoàn tụ của Kiều và
các người thân trong gia đình, đặc biệt là gần gũi lại với
Kim Trọng.
Lối trình bày nầy chúng ta cũng gặp trong Đạo-Đức- kinh hoặc trong những đoạn Thánh kinh Do Thái giáo gợi lên cảnh chung mãn của nhân loại :
Đi ra cái sống, đi vào cái chết... Ai biết cái đạo nhiếp sinh đó Đi đường không gặp thú dữ Vào trận không bị đao thương Tê không chỗ đâm
Cọp không chỗ vấu
Đao không chỗ phạm 57.
hoặc:
Kẻ sống sức mạnh của Đạo Như con trẻ còn thơ Đội tùy không cắn, Thú dữ không ăn
Ác điểu không xớt. 58
Vì tội lỗi xưa Ta sẽ quên và mặt ta không nhìn đến, Vì Ta sẽ tạo một trời mới và một đất mới
Và người ta không còn nhớ đến quá khứ nữa, Không để tâm đến nó nữa...
Chó sói và chiên con sẽ gặm cỏ chung
Sư tử sẽ ăn rơm như bò và rắn sẽ ăn đất bụi 59
57 Đạo Đức Kinh, chương 50.