Xem quan điểm tự do của Dostoievski trong Nicolas

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 123 - 126)

- Tôi gặp được người khác, nhưng cùng nhân tính như tôi, từ đó có thể nhận ra và gọi người đối diện

63 Xem quan điểm tự do của Dostoievski trong Nicolas

cũng là thách đố buộc con người phải uy dũng hoàn thành thân phận mình trong chân tính.

Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn Trời gần trời xa.

Chữ "Thân" nhắc lại nội dung "người có thân" ở

câu thứ 2 (tức câu 3242) trong phần tổng luận. Ở đây nó

cũng có nghĩa là chữ "mình". Nhưng ngoài chủ đích dùng chữ "thân" cho liên vận trong câu thơ lục bát, chữ "thân"

còn nói đến hình hài con người, có sinh có tử trong thời gian - không gian hữu hạn. "Thân" là thân phận tại thế

của con người. Và vì thế chữ nghiệp ở đây gắn liền với các câu thơ đi trước : Nghiệp phải thực hành chân tính của mình trong cuộc chiến tài-mệnh, nghiệp có thể lầm

lạc.

Câu "Cũng đừng trách lẫn Trời gần trời xa" không phải là lối an ủi hay khuyên nhẫn nhục rán chịu đựng hết kiếp con người cho xong chuyện. Tâm tình đó trái ngược lại với cuộc đời lưu lạc đến cùng và duyên gặp gỡ trên sông Tiền Đường trong truyện Kiều.

Nội dung thực của nó là sự chối từ khung trời phán

đoán của Tài về "Trời gần Trời xa" theo dự kiến riêng

của mình. Trời chân thực mà con người cần thiết lập mối tương quan để thể hiện chân tính của mình không phải bất cứ một loại Trời nào do Tài sản xuất ra, nên việc trách cứ Trời gần Trời xa như thế không có căn cứ ở đâu cả.

Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài

Chúng ta có thể lấy toàn bộ phần tổng luận nơi các câu thơ đi trước hai câu thơ nầy để đối chiếu với một câu duy nhất mà Đạo cô Tam Hợp đã trả lời cho Giác Duyên:

Sư rằng : "Phúc họa đạo trời" (câu 2655)

Và câu chúng ta đang nêu lên đây : "Thiện căn ở tại

lòng ta" tương ứng với câu "Cỗi nguồn cũng bởi lòng người mà ra" (câu 2656).

Nhưng câu kế tiếp "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ

Tài" không nằm trong khuôn khổ tranh chấp giữa Tâm và Tài như đã trình bày về cuộc chiến Tài và Mệnh. Đây là

sự so sánh giữa hai cảnh vực hoàn toàn cách biệt.

Vì có sự đứt đoạn trong lối hành văn ở câu thứ hai nầy đối chiếu với các câu thơ đi trước, có tác giả giải

thích rằng chữ Tài ở đây cũng mang một ý nghĩa hoàn toàn khác với chữ Tài được sử dụng trong toàn bộ Truyện Kiều. Chữ Tài được hiểu như là một yếu tố kết

dệt nên nhân tính trong tam tài Thiên-Địa-Nhân. Và chữ

"mới bằng" trong câu thơ lại được hiểu là tương hợp hay

tương đương.

Theo thiển ý chúng tôi, một mặt Nguyễn Du không

hề nêu lên một chữ tài nào như một yếu tố trong tam tài

Trời-Đất-Người cả. Chữ có tài trong câu thơ "có tài, mà cậy chi tài !" là nói đến toàn bộ tài năng con người, mà

con người có sẵn. Chữ tài ấy cũng không thể xếp vào nội

dung Tam tài như những chiều kích mở ra làm nên nhân tính. Mặt khác lối nói "mới bằng ba" hay bằng mười lần,

trăm ngàn lần, đều có nghĩa như nhau ; như thế chữ ba vô

định nầy khó lòng ghép vào chữ Tam trong Tam Tài. Và

rốt ráo hơn cả là sự nhất quán tư tưởng của toàn tác phẩm

Đoạn-Trường Tân Thanh : Tài luôn là mối nguy cơ, mà

Nguyễn Du muốn cảnh tỉnh con người và xã hội... Câu thơ nầy có thể nói cách khác : Cảnh vực giác ngộ Chân tính của Tâm thì khác xa và đáng giá muôn muôn lần so

Thiện và Tâm

Hai chữ nầy dùng lại hoàn toàn tiếng Trung hoa. Tuy chữ Thiện có thể dịch là tốt lành, nhưng trong phần chú thích của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, hai vị nầy chỉ

giải thích "Thiện căn là cái gốc Thiện" 64. Qua lối giải thích đó, ta thấy chữ Thiện như đã quen thuộc không những với các bậc Nho gia, mà ngay cả trong ngôn ngữ dân gian

Tâm thức chung để đánh giá con người ưu tiên dựa

vào tiêu chuẩn "Thiện".

Nếu ba giá trị tối thượng thường được nhắc đến trong các nền văn hoá nói chung là Chân, Thiện, Mỹ, thì chúng ta cũng ngạc nhiên là Mỹ và Chân thường ít được lưu ý trong mối bận tâm của văn hoá Việt Nam chúng ta. Trong ngôn ngữ Việt Nam thường dùng, ta thấy khó lòng áp dụng chữ Thiện cho một vật nào ngoài con người và thần thánh. Người ta có thể nói gỗ nầy là gỗ thật, cái bàn nầy đẹp, nhưng khó lòng nói rằng con gà nầy tốt lành. Nếu có dùng chữ nầy thì ít nhất nó hàm ngụ việc nhân cách hoá hay chỉ một tương quan nào đó với con người. Hơn thế nữa khi dùng chữ Thiện đượcViệt Nam hoá thì chữ "tốt từ chữ Thiện" chỉ nhằm nói đến cảnh vực riêng của con người mà thôi.

Bấy giờ ta có thể đối chiếu hai câu :

Thiện căn ở tại lòng ta (câu 3251)

Cội nguồn, cũng bởi lòng người mà ra

(câu 2656).

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)