- Tôi gặp được người khác, nhưng cùng nhân tính như tôi, từ đó có thể nhận ra và gọi người đối diện
64 Xem Nguyễn Du, Truyện Thúy Kiều, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim
hiệu đính và chú giải, bản in lần thứ tám, Tân Việt, Sàigòn x.b tr. 206, chú thích 7.
Thiện căn và Cội nguồn được dùng trong hai nơi,
trước hết không phải là nền tảng để từ đó có nhận thức hay đánh giá một cái gì bất kỳ, nhưng nằm trong khuôn
khổ chân tính của "Cõi người ta".
Thứ đến theo nội dung nhất quán của bản văn, cõi người ta được nêu lên để tra vấn về chân tính của nó,
không đặt nền trên câu hỏi cái gì, thuộc phạm trù bản
chất, nhưng kết dệt bằng những mối tương quan, đặc biệt là tương quan Trời và Người.
Đây là điểm quan trọng để thấy sự khác biệt về lối đặt vấn đề tư tưởng của Nguyễn Du và triết học Tây phương dựa trên nền tảng hữu thể học truyền thống.
"Thiện", "Tốt lành" trong truyền thống triết học là
một thuộc tính của Hữu thể. Hữu thể tối thượng cũng có tính Thiện tối thượng được hiểu là một cái gì hiện hữu tự tại, bền vững, không nương tựa vào bất kỳ cái gì khác, hay tương quan với cái gì bất kỳ. Nói cách khác tự thân, hữu thể tối thượng hoàn hảo. Con người dựa trên hữu thể tự tại đó để định nghĩa hữu thể của mình ; và hữu thể còn được hiểu là có lý tính, nên trong khuôn khổ triết học
truyền thống Tây phương thuộc tính Thiện phải đáp ứng
những đòi hỏi thiết yếu sau đây :
- Thiện phải qui chiếu vào chân lý thuộc hữu thể lý tính.
- Thiện là tự hoàn thành bản tính thường trụ của mình nơi mình và cho mình.
Như thế, ta thấy cái biết đi trước và đặt nền hay
hướng dẫn hành động để có thể đánh giá rằng hành động có ăn khớp với hiểu biết hay không ; khi có sự trùng hợp giữa tri và hành thì đó là thiện. Từ đó sẽ triển khai có được một bộ môn học truy cứu về thuộc tính Thiện nầy
gọi là đạo đức học, đi sau hữu thể học và luận lý - tri thức học.
Và khi quay trở lại với chữ "Thiện", hay Đạo-Đức
(Lão Tử) trong truyền thống suy tư khác với truyền thống triết học dựa trên hữu thể học nầy, thì người ta đánh giá rằng đây chỉ là một loại suy tư thực tiễn, chưa phải là triết học đúng nghĩa. Nhận xét của Dương Quảng Hàm về sự thiếu vắng một nền "quốc học" trong truyền thống văn hoá Việt Nam có lẽ cũng nằm trong lối đánh giá đó.
Trong Đoạn Trường Tân Thanh, ưu tư nền tảng của
tư tưởng không phải câu hỏi về bản chất sự vật nhưng là nỗi khắc khoải về tâm trạng bất cập của mình trước yêu sách về mối tương quan mà tự mình không thiết định
được. Nên Thiện đây không phải là một thuộc tính bởi
bản chất của cái gì, dù là trời được hiểu như một vật bất động, cộng thêm trăm nghìn thiện tính khác mà con người có thể nghĩ ra để gán cho Bản tính tự tại nầy ; cũng không phải là đặc tính của một hành vi ăn khớp với lý tính làm nên bản tính con người (như Kant chủ trương).
Nhưng Thiện là Chân tính con người tại thế được hoàn
thành trong mối tương quan Trời-Người. Từ Thiện căn
nầy mọi cái tốt mới múc lấy sinh lực của nó. Cũng trong dòng tư tưởng nầy thánh Augustinô nói rằng :
Hãy yêu, rồi làm gì thì làm.
"Yêu" ở đây là tương quan được thiết lâp, từ đó mọi
sinh hoạt con người sẽ mặc lấy sinh lực của "yêu". Như thế "Thiện" là sự sống, là động từ chứ không phải một vật bất động làm đối tượng cho nhận thức.
Ở đây không còn nói đến Mệnh để đối nghịch với
"Tài", vì hai câu ta đang phân tích (câu 3251-3251) diễn tả một phán quyết chung mãn. "Tài" là con người tự mình
mở ra một tương quan giả tạo, tiếng vọng của Chân tính trong Mệnh là phủ định, một mặt khước từ toàn bộ con
người cô độc và tự mãn đó (con người lầm lạc hay thế giới giả tạo), mặt khác cảnh giác con người về sự có mặt nhưng ẩn
kín của chân tính là tương quan. Ở đây "Tài" đã đến thời
chấm dứt, như con người đã chết con người lưu lạc của mình trên sông Tiền Đường, và một cuộc sống mới, khác, mở ra và bấy giờ Đạo cô Tam hợp lên tiếng về cội nguồn là chân tính.
Chân tính, Thiện căn hay tương quan nền tảng đó
không phải người gần Trời hay người xa Trời, khi trời
cũng như người được hiểu trong thế giới của "Tài". Nhưng Trời - Người gặp gỡ tại lòng ta, hoặc nói cách khác Tâm, lòng ta là nơi Trời - Người gặp gỡ.
Ở đây tác giả Nguyễn Du (trong câu tiếp) dùng chữ
Tâm để lặp lại nội dung chữ "tại lòng ta". Tác giả như
nêu lên câu nói bất hủ của kinh Thượng Thư :
Tâm con người dễ sai trái, Tâm của Đạo lại tinh tế. Đạt được điều thiết yếu và nguyên sơ cần giữ lấy gốc bên trong65 .
Thực vậy, câu "Thiện căn ở tại lòng ta" dễ đưa đến ngộ nhận, khi hiểu "lòng ta" đây là ý muốn riêng tư của
mỗi người, hoặc tâm thức đổi thay tùy hoàn cảnh. Nói cách khác cái gì ta thích thì ta làm, đó là điều tốt nhất ! Nhưng một mặt toàn bộ tác phẩm, tác giả đã gián tiếp
trình bày sự khác biệt của "nhân tâm" và "đạo tâm" đúng như trong Kinh Thư : "Tài" đúng là "nhân tâm" theo
nghĩa tiêu cực mà Kinh Thư nêu lên. Mặt khác vì trong
câu "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" đã hàm ngụ sự
khác biệt đó.
Tuy ta có thể hiểu được Tâm ở đây là "Tâm đạo",
Đạo tinh tế vượt lên trăm ngàn lần con đường đi của