M Heidegger, Qu'appelle-t-on penser ? bản dịch của A Becker và G.

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 53 - 55)

- Nó đi vào thân phận tự do kinh hoàng của con người theo lối nhìn của Dostoievski, qua một lăng kính tinh

34 M Heidegger, Qu'appelle-t-on penser ? bản dịch của A Becker và G.

tưởng tượng nói về thời gian kiếp trước chỉ là một lối nói nhằm gợi lên chân trời ẩn dấu của một thực tại là chính thân phận con người, thân phận của gánh nặng tự do : có thể nhớ nhưng có thể quên. Nói đến kiếp trước cũng như lối nói về Đại-ký-ức, tức là một thực tại ẩn dấu cũng còn

gọi là "Tâm duy vi" xuất lộ cho cảm thức con người như

một tiếng vọng của một quá khứ thật xa vượt lên quá khứ của thời gian ta nơi nhận thức thường nghiệm. Vì thế các nhà tư tưởng lớn của nhân loại thường dùng lối nói thi ca để chỉ về nhận thức chân tính nơi thân phận con người là sự quay trở lại (Phản phục trong lối nói của Lão, hồi đầu kiến ngạn : quay đầu thì thấy bến, của nhà Phật...)

Tài là thân phận con người có thân bước ra với vũ

trụ, đồng thời khi mở ra thì lãng quên chính chân tính của mình. Nhưng tình trạng lãng quên đó chưa phải là cảm

thức về chữ mệnh. Mệnh hàm ngụ có lối cảnh tỉnh dấy lên từ chân tính ẩn dấu, để con người ngộ được cái khổ khi ý thức về sự bế tắc hay lạc lầm của Tài. Nên Mệnh

bạc là lối phát biểu về sự thất bại của lối mở ra, hàm ngụ

sự quên lãng chân tính của con người. Nhưng tự căn con người thấy đã mang thân làm người tại thế thì tất yếu phải mở ra, không phải do tự ý mình nhưng do tự phận

làm người có thân mà thôi. Đó là cảm thức về sự phi lý,

con người không biết còn dựa vào đâu để trụ được, như

chơi vơi giữa hố thẳm. Và mặc khải một số tôn giáo cho

rằng đấy là tội căn nguyên, hay nghiệp làm người.

Nhưng trong nỗi chới với, nỗi khổ nầy, siêu việt

tính hé lộ như một sự chối từ chữ Tài trong thân phận con người : tất cả thế giới tài kia không phải là chân tính, tất

cả không trừ một cái gì. Vì không một cái gì dù được tôn vinh đến đâu có thể kết dệt nên chân tính con người cả. Chân tính đó thuộc chân trời của ai và những ai, siêu việt lên tất cả những cái gì cộng lại. Lý do đó cho ta thấy Kiều phải chết đi nghiệp cũ của Tài ở trước cửa nhà chân tính

(sông Tiền Đường), nhờ Duyên cứu vớt để mặc lại thân phận mới của Thiện căn từ Đạo Tâm.

Mệnh bạc, nhưng trong cuộc chiến với cái vui của Tài, nó là âm vọng khai mở tư tưởng hướng về một cõi

chân thật của phận làm người. Một loại khổ đau mang lại phúc lớn, như lời phát biểu của Nguyễn Du trong phần

Tổng luận của Đoạn Trường Tân Thanh :

Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa, Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" (ĐTTT, 3249-3252)

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)